VẤN NẠN MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

323 2 0
                                    

  ĐỀ BÀI:
Tin hạn – mặn mùa này về châu thổ
Đồng Tháp Mười trong đó có An Giang
Nơi tập trung vùng đất lúa bạt ngàn
Quê Út Nhỏ nghe sao mà thương quá

Nếu lúa thất chắc Út rời thôn dã
Bỏ xuồng trôi không chở bạn vần công
Út sẽ phải tìm về nơi phố đông
Làm công nhân tạm thời gian hạn – mặn

Mong ngọt nước phù sa về bồi lắn
Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng
Hết tha hương Út trở lại thôn làng
Kẻo mai một hương đồng phai theo gió!

Tâm sự của độc giả Sông Quê trong bài phản ánh "Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm, VnExpress"
Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng hạn hán kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua.

DÀN Ý:

I. Mở bài
Sống trong vòng tay của Tự nhiên, con người hiện đại dường như đang mặc nhiên cho rằng sự ưu đãi hào phóng từ tạo hóa là vô tận, khiến cho bà mẹ Tự nhiên nổi giận. Con người đang phải trả giá đắt bằng việc gánh chịu những thiên tai, hiểm họa không ngờ.
"Mong ngọt nước phù sa về bồi lắng/ Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng" – những hi vọng hướng về vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình trước thiên tai buộc ta phải nghĩ đến nạn hạn hán – ngập mặn mỗi lúc một tàn phá cuộc sống yên ấm của những người nông dân lương thiện.

II. Thân bài
1. Phân tích tác phẩm để rút ra vấn đề nghị luận
Bằng những câu thơ với giọng buồn trĩu nặng cùng âm điệu trầm lắng, người viết đã gợi lên "vùng đất lúa bạt ngàn" An Giang mùa hạn hán, ngập mặn; nỗi lo lắng cho những người con phải rời bỏ quê hương, tha hương cầu thực nơi "phố đông".
Dòng tâm sự ấy gợi nhắc người đọc đến những vấn đề xã nhức nhối: nạn hạn hán chưa từng thấy gần 100 năm qua tại ĐBSCL và hành trình gian nan của người lao động nông thôn đi tìm cơ hội việc làm tại thành thị.

2. Nghị luận về các vấn đề được rút ra từ tác phẩm
2.1 Nạn hạn hán, ngập mặn tại ĐBSCL (luận điểm chính)
a) Thực trạng
Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua.
+ Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,... đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.
+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.

b) Nguyên nhân
Thiên nhiên đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những thiên tai không thể lường trước gây nên bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hoạt động canh tác, nuôi trồng của người dân chưa kịp thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên.

c) Hậu quả
Kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất:
+ Xuất khẩu gạo sụt giảm, nguồn cung trái cây thiếu hụt.
+ Khan hiếm việc làm tại nông thôn khiến nạn thất nghiệp gia tăng.

Hệ sinh thái cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài.

d) Giải pháp
Phát triển kinh tế bền vững, lâu dài nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của ĐBSCL, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật.

2.2) Hành trình người nông dân đi tìm cơ hội việc làm nơi thành thị (luận điểm phụ)
a) Thực trạng
Khi người nông dân bị tước đoạt sinh kế tại chính mảnh đất quê hương mình, họ có xu hướng bỏ làng, bỏ đất, tha hương cầu thực nơi thành thị.
+ Những người vợ trẻ không chịu nổi cảnh nghèo đói bỏ lại gia đình, kiếm tìm hạnh phúc mong manh ở xứ lạ.
+ Bao em gái "bỏ xuồng trôi", lên thị thành đông đúc.

b) Nguyên nhân
Nghèo đói do khan hiếm việc làm ở nông thôn.
Cư dân nông thôn thiếu trình độ lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

c) Hậu quả
Tạo ra áp lực việc làm ở đô thị khiến nạn thất nghiệp gia tăng.
Nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống trước những cạm bẫy, xô bồ của cuộc sống đông đúc nơi thị thành, "hương đồng bay theo gió".

d) Giải pháp
Nâng cao, bồi dưỡng trình độ lao động cho lực lượng lao động nông thôn.
Tận dụng những ưu thế địa phương để tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân nông thôn.

III. Kết bài

Bài thơ hàm là cái nhìn trăn trở về các vấn đề nan giải nảy sinh trong cuộc sống hiện đại mà con người phải đối mặt. Người trẻ cần bồi đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay giải quyết trong khả năng của mình.  

TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO KÌ THI THPTQGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ