ĐỨNG THẲNG VƯƠN CAO TRONG CUỘC ĐỜI

2.3K 5 0
                                    


  Đề bài:
Đứng thẳng vươn cao trong cuộc đời và cúi xuống giúp đỡ người khác, anh/chị chọn lối sống nào?
Gợi ý:
- Đứng thẳng vươn cao: sống mạnh mẽ bằng lí trí để thành đạt trong cuộc sống
- Cúi xuống giúp đỡ người khác: sống nhân văn, sống vì người khác bằng lòng vị tha, nhân ái, bao dung.
- Trong cuộc sống cần mạnh mẽ, đứng thẳng vươn cao, ý chí để thành đạt, phải biết phấn đấu vì lí tưởng đạt được mục tiêu và khẳng định mình về danh vọng và địa vị.
Tuy nhiên, tư thế của con người phụ thuộc vào tấm lòng, thái độ của họ. Nếu quá lí trí tỉnh táo để thực hiện lí tưởng thì con người dễ trở thành ích kỉ, thờ ơ với đồng loại.
- Cúi xuống giúp đỡ người khác là lối sống nhân văn, làm cho con người luôn thanh thản nhẹ nhõm.
- Nhưng con người không thể chỉ giúp đỡ người khác bằng tấm lòng, bằng lòng thương hại đơn thuần được nên cực đoan một lối sống sẽ là không hợp lí và nâng đỡ người khác cũng không có nghĩa là ban ơn, làm thay, làm hộ mà phải biết giúp người khác đứng vững trên đôi chân của mình.
- Vừa biết khẳng định bản thân vươn cao, đàng hoàng trong cuộc sống vừa phải biết giúp đỡ người khác đứng thẳng trong cuộc đời
- Phê phán những lối sống cực đoan và liên hệ bản thân.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.
- Thực trạng:Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của x• hội.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, hành hạ làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
+ Một bộ phận nhỏ thanh niên coi đó là thú vui
- Hậu quả:
+ Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.
+ Làm biến thái môi trường giáo dục
+ Với xã hội: Tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang
+ Với người gây ra hành vi bạo lực: Con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
- Nguyên nhân:
+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
+ Có những căn bệnh tâm lý
+ Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.
+ Thiếu sự quan tâm của gia đình
+ Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
+ X• hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
- Giải pháp:
+ Cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và x• hội trong việc giáo dục học sinh.
+ Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kĩ năng sống, vươn tới những giá trị chân thiện, mỹ.
- Liên hệ bản thân: Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

- Theo: Luyện siêu kỹ năng Ngữ văn -  

TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO KÌ THI THPTQGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ