Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương và rút ra nhận xét?
Trả lời
* Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương:
CNTT là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chỉ nghĩa tư bản (CNTB) ra đời.
Đứng về mặt lịch sử mà nói, giai đoạn này bao gồm thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy của CNTB, tức là thời kỳ tước doạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước châu âu, bằng cách ăn cướp và trao đổi ko ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
Đứng về mặt tư tưởng, phong trào phục hưng chống tư tưởng đen tối thời Trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (như Bruno, Bacon ở Anh). Khoa học tự nhiên (cơ học, thiên văn học, địa lý) phát triển mạnh, gắn liền với tên tuổi của Kopernik, Kepne Galile... Những phát kiến địa lý (thế kỷ XV - XVI) tìm ra Châu Mỹ đi vòng qua Châu Phi đến Châu Á, tạo ra khả năng mở rộng thị trường và xâm chiếm các thuộc địa (Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chiếm nhiều thuộc địa nhất).
Như vậy CNTT ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến, thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, khi kinh tế hàng hóa và ngoại thương đã phát triển.
*Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của CNTT:
Tư tưởng xuất phát của CNTT cho rằng tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản thật sự của 1 quốc gia. Do đó mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được khối lượng tiền tệ.
Một nước càng có nhiều vàng thì càng giàu có. Còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Sự sung bái vàng của giai cấp tư bản đã có từ lâu.
Những người theo CNTT đã dứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào mà không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Họ coi nghề nông không làm tăng thêm cũng không tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải.
Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng bằng con đường ngoại thương. Trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít).
Những người trọng thương cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt, như chiến tranh. Họ cho rằng không một người nào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác. Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Trao đổi phải có một bên thua đẻ bên kia được.
Đặc điểm lý luận của CNTT là họ chưa biết và không thừa nhận quy luật kinh tế. Họ đánh giá cao các cính sách kinh tế của nhà nước, dựa vào chính quyền nhà nước vì họ cho rằng dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế.
* Nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu CNTT:
+ Những luận điểm của CNTT có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu lên dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm ( thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan).
+ So sánh với những nguyên lý trong chính sách kinh sách kinh tế của thời kỳ trung cổ thì quan niệm của CNTT là một bước tiến bộ lớn. Nó cắt đứt hẳn với những truyền thống chủ yếu thời Trung Cổ, trước hết là những truyền thống tự nhiên. Nó đã từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn luân lý được trích dẫn trong kinh thánh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao những thành tựu về lý luận của CNTT. Những thành tựu đó rất nhỏ bé. CNTT chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông. Đánh giá CNTT, K.Marx viết: "công trình nhgiên cứu lý luận đầu tiên về phương thức sản xuất hiện đại - tức học thuyết trọng thương - nhất định phải xuất phát từ những hiện tượng bề ngoài của quá trình lưu thông, khi những hiện tượng đó trở thành độc lập trong sự vận động của tư bản thương nghiệp. Vì vậy học thuyết đó chỉ nắm cái vỏ bên ngoài của những hiện tượng. Cái đó một phần do tư bản thương nghiệp là hình thái tồn tại tự do đầu tiên của tư bản nói chung... khoa học thực sự của nền kinh tế hiện đại, chỉ bắt đầu từ lúc mà việc nghiên cứu lý luận chuyển từ quá trình lưu thông sang quá trình sản xuất".
K.Marx còn chỉ ra rằng, chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XV - XVI đã đi theo "cái hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hóa đẻ xem xét nền sản xuất TBCN".