Câu 5: Động mạch cảnh ngoài: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành cùng và phạm vi cấp máu
Bài làm
1. Nguyên uỷ ,đường đi, ngành cùng
- Bắt đầu từ hành động mạch cảnh, động mạch đi lên rồi tạt ngang ra ngoài, đến góc hàm thì chui sâu vào tuyến mang tai khi tới ngang cổ lồi cầu xương hàm dưới động mạch phân làm hai ngành cùng
+ Động mạch hàm trong: Đi ở mặt trong lồi cầu, chạy sâu, vào khu chân bướm hàm phân ra 14 nhánh để nuôi ổ mắt, hố mũi, miệng, hầu, các cơ nhai, răng hàm trên và màng não trước
+ Động mạch thái dương nông: Nuôi vùng thái dương
2. Ngành bên
- Có 6 ngành bên
+ Động mạch giáp lên: Tách ngay dưới sừng lớn của xương móng chạy chếch ra trước vào trong tới cực trên tuyến giáp nối tiếp với động mạch giáp dưới ( nhánh đ/m dưới đòn ) cấp máu cho tuyến giáp
+ Động mạch lưỡi : Nuôi vùng lưỡi, động mạch chạy ra trước và trên miệng vào vùng dưới lưỡi
+ Động mặt mặt : Từ nguyên uỷ động mạch chạy ra trước đi sâu vào tuyến dưới hàm sau đó bắt chéo bờ dưới xương hàm cách góc hàm 3cm để đi vào vùng mặt
+ Động mạch chẩm: Chạy ra phía sau phân nhánh trong vùng chẩm
+ Động mạch tai sau : Chạy ra phía sau cấp máu cho da và cơ ở vùng quanh lỗ tai vùng chũm và chẩm
+ Động mạch hầu lên: Chạy thẳng lên trên dọc thành bên của hầu cấp máu cho thành bên và thành sau của hầu
- Ngoài ra còn có các ngành nhỏ cấp máu cho tuyến mang tai
3. Liên quan
- Liên quan với tuyến mang tai và cơ nhị thân, cơ này bắt chéo động mạch chia động mạch làm hai đoạn nên động mạch có 3 đoạn liên quan
- Đoạn dưới cơ nhị thân
+ Động mạch cảnh ngoài ở trong và động mạch cảnh trong ở ngoài. Dây XII bắt chéo qua đ/m cảnh ngoài
+ Hai đ/m nằm trong tam giác Farabeuf
* Cạnh ngoài: tĩnh mạch cảnh trong
* Cạnh dưới: Thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt
* Cạnh trên: Dây XII
+ Đặc điểm của đ/m cảnh ngoài là vùng cổ có nhiều ngành bên
- Đoạn trên cơ nhị thân
+ Động mạch đi sâu hơn cơ nhị thân và chui qua chạc của các cơ trâm : trâm lưỡi, trâm hầu, trâm móng, sau đó đ/m bắt chéo đ/m cảnh trong chạy ra ngoài đến ngang mức góc hàm