Cuộc sống muôn màu part 2

131 0 0
                                    

Lời biện minh cho cái đẹp

27/03/2012 18:27 (GMT + 7)

TTCT - Lần giở lại những quan điểm khác nhau về cái đẹp trong lịch sử có rất nhiều điều thú vị. Plato nhìn cái đẹp ở sự tự nhiên, nhưng gần với thế giới hiện đại. Freud yêu cầu cái đẹp phải gắn liền với khao khát thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, thể hiện bản thân như thế nào là đẹp trở thành mối quan tâm của giới trẻ ngày hôm nay.

Tiêu chí tuyển nhân vật tham gia chương trình Snog Marry Avoid (tạm dịch Yêu, Cưới hay Tránh xa) của kênh truyền hình BBC như sau: "Hãy đăng ký tham gia chương trình nếu bạn tin mình có vẻ đẹp lôi cuốn, tỏa sáng ở bất cứ nơi đâu bạn đến, vượt trội so với những người mà bạn biết, và bạn đang tìm kiếm một hình ảnh mới về bản thân".

Chương trình đã bước qua số thứ tư và thật sự khiến giới trẻ sửng sốt. Bởi lẽ những gì được cho là đẹp như lối trang điểm cầu kỳ, đường kẻ mắt và lông mi giả thật dày, cộng với bộ đồ thật sexy lôi kéo sự chú ý của người khác giới nơi công cộng, hay vũ trường... lại bị cho là rẻ tiền (theo nghĩa bóng) và là dấu hiệu để gần 70-80% phái nam tránh xa.

Tẩy sạch lớp trang điểm dường như là một thử thách đối với những ai tham dự. Tuy nhiên khi được mặc trang phục phù hợp với vóc dáng, độ tuổi, phong cách thời trang, vẻ đẹp tự nhiên được minh chứng là lôi cuốn nhất thông qua tỉ lệ người khác phái muốn kết bạn trên 40%, và tỉ lệ đánh giá "Đây là một nửa lý tưởng" trên 50%. Vậy điều gì đã khiến giới trẻ có những sai lệch về tiêu chí cái đẹp, chạy đua theo thời trang mà quên mất nó có thể không phù hợp với bản thân và ở mức độ nào đó có thể đánh mất thiện cảm ở người tiếp xúc?

Ðẹp = "thẻ căn cước" của mỗi người hay đẹp = sức khỏe tâm hồn

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lan Nguyễn Chaplin thuộc Đại học Texas, Mỹ (2010) cho thấy: bạn trẻ tự tin, yêu đời không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài của họ hay nhãn hiệu quần áo họ mặc, trong khi người thiếu tự tin sẽ đơn giản hóa cách nhìn người (ví dụ sành điệu thì phải mặc đồ hiệu, thu nhập cao thì phải đi xe đẹp).

Chaplin, Lan Nguyen, Bastos, Wilson and Lowrey, Tina M. (2010) ”Beyond brands: Happy adolescents see the good in people”, The Journal of Positive Psychology

Cái đẹp gần đây được nghiên cứu ở góc độ làm thế nào giúp con người thể hiện nét riêng và cái tôi. Mỗi người có một nét duyên khác nhau tựa như "thẻ căn cước" xác lập giá trị con người họ.

"Chúng tôi sản xuất đôi giày, bạn dựng cho nó một câu chuyện" (tiến sĩ Martens) là câu nói nổi tiếng trong nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng, lý giải vì sao các nhà kinh doanh phải nỗ lực xây dựng thương hiệu. Rõ ràng nhà sản xuất không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm, mà họ làm giới trẻ tin rằng cá tính của mỗi người được thể hiện khi sử dụng sản phẩm hàng hiệu. Nhà tâm lý học Hills (2011) thuộc Trường đại học British Columbia, Canada khẳng định các nhà sản xuất làm giới trẻ tin rằng họ có cá tính và giá trị riêng khi mặc đồ hiệu, dù thương hiệu có được người đối diện nhận biết hay không.

Các nhà tâm lý hiểu rõ rằng từ 8 tuổi, trẻ em đã bắt đầu tìm kiếm những cách thức để khẳng định giá trị của bản thân, và ao ước sở hữu một sản phẩm giúp em nâng cao giá trị trong mắt bạn bè. Khi những câu chuyện về thời trang và các ngôi sao trở thành chủ đề chính từ lứa tuổi ô mai, giới trẻ dường như sẵn sàng mua sắm để có vẻ đẹp lý tưởng theo hình tượng nổi tiếng. Sức ép từ bạn đồng lứa và tác động của truyền thông là hai lý do khiến giới trẻ phải dành thời gian và tiền bạc để chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 19, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Cuộc sống muôn màuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ