Vương Xán luôn cho rằng, "gặp tình cờ" là một cuộc gặp gỡ bất ngờ và không hẹn trước, nó ít nhiều mang màu sắc lãng mạn. Chẳng hạn, cuộc hội ngộ giữa Gregory Peck và Olive Hepburn ở Roma đã mở đầu câu chuyện tình cảm động. Đó là kết quả của sự kết hợp giữa mốc thời gian nhất định với một khoảng không gian tuyệt với.
Nhưng cuộc gặp gỡ của Vương Xán và Trần Hướng Viễn là do công việc, không bất ngờ, cũng chẳng có chút lãng mạn nào, gần như không thể nói đó là một cuộc gặp tình cờ được.
Vương Xán là phóng viên chuyên chạy tin về mảng nhà đất của Vãn báo Hán Giang. Các toàn soạn đưa tin tức về bất động sản, ngoài việc viết bài, đi sâu phân tích thông tin nhà đất ra, thì thường tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động của hôm đó là một buổi tọa đàm. Buổi tọa đàm có mời các chuyên gia và nhân sư thuộc doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp đại diện và quản lí tài khoản ngân hàng, đến bàn luận về ảnh hưởng của việc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ tới giá dất khu vực Trung bộ.
Giá nhà đất có chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ hay không thì trước mắt cũng chưa thấy đấu hiệu cụ thể. Đại đa số người tham gia còn chưa hiểu một cách rõ ràng hàm ý chính xác về khủng hoảng kinh tế. Hơn hai năm trước, từ khi Vương Xán tốt nghiệp rồi bắt đầu đi làm đến nay, thị trường nhà đất luôn là chủ đề nóng, nóng đến tận bây giờ và ngày càng có xu thế như lửa thêm dầu.
Nằm ở khu vực Trung bộ, Nam Giang là thành phố thuộc vành đai hai của tỉnh. Mặc dù giá nhà đất không cao như ở các đô thị lớn nhưng nó cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Các doanh nghiệp bết động sản điên cuồng đầu tư, trong những phiên đấu giá, các mức giá mới cao hơn không ngừng xuất hiện trên mặt báo. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không cần xây dựng công trình cũng có thế kiếm một khoản lãi lớn. Các ngân hàng vì thế cũng sớm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.
Những cuộc tọa đàm như thế này tất nhiên sẽ không có ý nghĩa nghiên cứu thảo luận sâu sắc. Đại biểu các bên đều hăng hái, phấn chấn, cộng với việc thể hiệnthái độ cẩn thẩn, lạc quan khi giảng giải các chính sách đã làm yên lòng độc giả, nhưng đồng thời cũng đẩy sự bất an của những người mua đất lên cao.
Chỉ có Trần Hướng Viễn, một người đàn ông gần ba mươi tuổi, tướng mạo sáng sủa, phong thái nho nhã , đứng giữa những người trung niên đang ba hoa lại càng vô cùng nổi bật.
Anh mặc một chiếc áo sơ mi trắng, áo vest là thẳng tắp, tinh thần tập trung, và trông có vẻ khá nhanh nhẹn. Khi đến lượt mình nêu ý kiến, anh ta nói bằng giọng phổ thông rất chuẩn, hơn thế thanh âm nghê trầm ấm và rất hay, lời nói rõ ràng, súc tích. Vương Xán nhìn vào tấm thẻ đại biểu trước mặt anh ta, rồi xem lại danh sách khách mời trên tay mình, hóa ra anh ta là chủ nhiệm tài khoản bất động sản doanh nghiệp.
Khi tọa đàm kết thúc và chuẩn bị bước phần tiệc, Vương Xán bỗng nảy ra ý định. Cô thay đổi vị trí và thuận lợi ngồi cạnh Trần Hướng Viễn. Hai người trao đổi danh thiếp, chuyện trò lịch sự. Nội dung câu chuyện xoay quanh những vấn đề liên quan đến tài khoản tín dụng nhà đất.
Vương Xan thừa nhận, Trần Hướng Viễn là mẫu người cuốn hút cô, nhưng chỉ là cuốn hút mà thôi. Cô không ngốc nghếch đến nỗi cứ thấy đàn ông vừa ý một chút là đã vứt bỏ ngay lòng kiêu hãnh mà chủ động chạy theo.
Nói cho cùng thì Vương Xán mới hai mươi tư tuổi. Những năm tháng qua, cuộc sống của cô cũng có thể nói là thuận buồm xuôi gió.
Vương Xán điền vào bảng lý lịch, kinh nghiệm một cách đơn giản: Sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hán Giang – một tỉnh ở khu vực Trung bộ, nơi có rất nhiều sông ngòi ao hồ. Ngoài đi tham quan du lịch thì cô chưa từng rời khỏi nơi đây. Từ khi tốt nghiệp đại học và đến bộ phận kinh tế của Văn báo Hán Giang, công việc của cô rất ổn định. Khi thương mại phát triển, Vương Xán đi phỏng vấn các doanh nghiệp thương mại, khi bất động sản trở thành chủ đề nóng, cô lại đến phỏng vấn các doanh nghiệp bất động sản. Nếu có thay đổi thì chỉ là không gian của văn phòng và đường đi mà thôi.
Trắc trở duy nhất trong đời làm Vương Xán tổn thương là sự kết thúc không lý do của mối tình đầu. Nhưng cho dù đó là mối tình đầu thì giờ nghĩ lại, cô cũng cảm thấy có chút nhạt nhẽo.
Nhạt nhẽo? Không sai! Đây chính là điều Vương Xán nuối tiếc nhất. Cuộc sống quá nhàm chán, vô vị, đến mức chính cô cũng thấy dường như không có một chút hồi ức nào đáng để ghi nhớ.
Những cô gái trẻ đều hi vọng cuộc sống của mình có chút thú vị, có thêm vài câu chuyện để hồi ức. Nhưng với Vương Xán thì không như vậy, khi nghĩ lại những việc đã qua, cô chẳng có chút oán thán nào. Thật ra, nói một cách chính xác, Vương Xán là người thích hợp với cuộc sống đơn giản.
Khi sinh ra, cô được bố mẹ đặt tên là Vương Xán (tên một loại ngọc). Sau khi lên mẫu giáo và học viết chữ, Vương Xán bắt đầu khó chịu với cái tên "Xán" vô cùng nhiều nét của mình. Cô còn cảm thấy cái tên này cũng chưa thực sự hay, nghe không được êm tai như tên của những bạn xung quanh: "Giai", "Di", "Trác", "Vy".
Không đành lòng, Vương Xán hỏi bằng được bố mẹ về nguồn gốc cái tên này. Mẹ cô, giáo viên ngữ văn trung học – bà Tiết Phượng Minh đã trả lời con gái bằng một câu nói đậm chất văn: "Bởi vì con là viên ngọc minh châu mà ông trời ban tặng bố mẹ."
Cách giải thích này của mẹ ít nhiều đã an ủi Vương Xán. Cô dương dương tự đắc và nghĩ may mà mẹ không thích đơn giản rồi gọi luôn là Vương Minh Châu, để rồi sẽ gọi cô bằng cái tên ở nhà là Châu Châu. Không cần nói cũng biết, bọn con trai nghịch ngợm trong lớp sẽ gọi cô là Tiểu Chư Chư. Nếu thế thì cô sống làm sao nổi.
(Chư chư đồng âm với Châu Châu, chư có nghĩa là con lợn.)
Biết thêm vài chữ, cô tự viết tên mình bằng một chữ đồng âm nhưng có cách viết đơn giản hơn là Vương Xán ( nghĩa là xán lạn). Khi bố mẹ vặn hỏi, Vương Xán bằng giọng hùng hồn đầy lí lẽ: "Con là ánh mặt trời rực rỡ trong cuộc đời của bố mẹ, như vậy cũng tốt chứ sao?"
Trong mắt bố mẹ cô lúc này, câu trả lời lưu loát của con gái rõ ràng đậm chất thơ văn về hình ảnh thiên nhiên. Họ nhìn nhau, vẻ mặt rạng ngời như hoa nở. Bà Tiết Phượng Minh thích thú đến nỗi phải lập tức tìm ngay một quyển sổ ghi chép lại.
Như những người phụ nữ cùng thời, bà Tiết Phượng Minh cũng từng có giấc mộng văn chương, yêu thơ ca và từng đọc thuộc nhiều câu thơ nổi tiếng của Thư Đình, Cố Thành. Lúc thi dại học, bà vốn không nghĩ đến viên cảnh nghề nghiệp về sau mà cứ đăng kí thi khoa tiếng Trung, những lúc rảnh rỗi thường ngồi viết nhật kí, tản văn. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành giáo viên ngữ văn, tình yêu đối với văn học, chữ viết càng thâm căn cố đế.
Bà Tiết Phượng Minh luôn có thói quen viết nhật kí. Trước khi sinh Vương Xán, bà dùng hẳn một cuốn sổ dày với hình bài trang trí đẹp mắt để ghi chép. Đầu tiên, bà viết về cảm giác khi mang thai, sau đó là tiếng khóc chào đời của con gái. Những âm thanh vô thức của con, con biết cười, biết cách lật người, rồi khi chiếc răng đầu tiên của con mọc, con chập chững bước đi cho đến lúc bi bô tập nói, bà Tiết Phượng Minh đều ghi chép tỉ mỉ.
Mặc dù biết con gái viện cớ cho hành động lười viết chữ những bố mẹ cô cũng đành chấp nhận. Đến khi Vương Xán lên tiểu học, học đã chính thức đổi tên cho cô.
BẠN ĐANG ĐỌC
Thanh Mai Của Chàng, Trúc Mã Của Nàng - Thanh Sam Lạc Thác
Fiksi RemajaTác giả : Thanh Sam Lạc Thác Dịch giả : Hà Nhím Nhà xuất bản : Văn học - Sách Việt Số trang : 472 Kích thước : 16 x 24 cm Hình thức bìa : Bìa mềm Giá bìa : 125.000 VNđ Truyện được mình coppy tại : http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=322036