Câu 4: Tác dụng của cafein và cloralhydrat trên TKTW
- Chuẩn bị: Thỏ
- Thao tác:
+ Đánh dấu 2 thỏ A và B
+ Quan sát hoạt động của 2 thỏ (đi đứng, trương lực cơ, nhịp thở, da niêm mạc)
+ Thỏ A tiêm liều độc cafein vào tĩnh mạch rìa tai
+ Thỏ B thụt cloralhydrat vào hậu môn, đợi 15 phút rồi tiêm cafein cùng liều vào tĩnh mạch rìa tai
- Kết quả:
+ Sau khi tiêm thỏ A co giật theo 3 giao đoạn: giật rung, giật cứng, giật toàn thân.
+ Thỏ B không có hiện tượng gì
- GIải thích:
+ Do cafein có tác dụng kích thích TKTW làm tăng trương lực cơ tương ứng với từng giai đoạn: giật rung (thuốc kt vỏ não), giật cứng (thuốc kt tủy sống), giật toàn thân (thuốc lan tỏa hệ TKTW)
+ Cloralhydrat có tác dụng ứng chế TKTW nên sau khi thụt và tiêm cafein thì không có tác dụng
- Kết luận:
+ Cafein và cloralhydrat có tác dụng đối lập trên hệ TKTW
+ Cafein kích thích còn cloralhydrat ức chế TKTW
- Ứng dụng lâm sàng: Khi bệnh nhân bị ngộ độc cafein cho dùng cloralhydrat để chống co giật cho bệnh nhân.