Kỳ 2: Những chuyện không thể quên - hồi ký của bác Tichtuongnhule - Phần 1

4.9K 11 0
                                    

  CHUYỆN I
Chúng tôi là lính trinh sát 325. Sau 5 ngày luồn sâu trong lòng địch ở ngay gần nhà thờ La Vang, Quảng Trị, gần sáng luồn về được cứ nằm ven sông Nhùng. Cứ này nằm trên phần đất do ta kiểm soát. Chúng tôi bò ra làm hồ sơ để chuyển về trên. Đến trưa công việc cũng xong. Không biết có ae nào đã trải nghiệm 5 ngày chỉ nói thầm hoặc làm ám hiệu mà không được nói thành tiếng ? Chúng tôi hoàn toàn mất tiếng nói. Thường thì sẽ hồi phục dần sau vài ngày. Anh là Ng T D, quê ở Bình Lục, Nam Hà (Hồi đó là 2 tỉnh Nam Định và Hà nam sáp nhập), nhập ngũ tháng 8 năm 70. Xong việc, hứng chí mấy ông giọng khạc khạc trong cổ như nagn đực ngồi tán chuyện dóc rồi thách đố nhau. Loanh quanh thế nào, anh nhận thách đố ăn hết 1 cân lương khô (loại 701). Một cân 4 phong, mỗi phong có 4 thanh. Anh em phải xót xa, từng người móc gùi của mình để có đủ 1 cân. Quả thật, đang đói khát, nửa cân đầu hết đánh vèo. Nửa cân sau càng ngày càng khó. Mà cái giống ăn lương khô là phải uống nước, không thì không trôi được. Đến thanh cuối cùng thì anh không ngồi được, cũng chẳng nằm được. Chỉ còn một tư thế giống như bà đẻ đang nằm chống tay trên bàn đẻ. Rồi cũng không thể chịu được. Cả chiều hôm đó, anh phải nằm ngâm mình dưới sông Nhùng. Chuyện không còn cười được nữa. Nếu bây giờ, chắc phải đưa đi viện cấp cứu rồi.
Không quên được vì sau đó anh đã hy sinh trên đường tiến vào Sài Gòn, nơi gần cửa Xuân Lộc.

  CHUYỆN II
Đại đội hành quân di chuyển từ Quảng Trị đến Nam Đông, phía tây nam Huế. "Mưa trên xứ Huế" dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. bầu trời lúc nào cũng u ám bàng bạc. mưa có lúc đổ xuống xầm xập có lúc à à, âm âm ngập cả không gian.Cây cối và mặt đất ngậm no nước, xũng xịu. Đường rừng từ Nam Đông về động Truồi là cánh rừng nguyên sinh sao chẳng thấy đẹp ở đâu nữa. Hình như rừng núi muốn vít lấy người, chẳng cho qua mà chỉ rình để quật ngã những người lính bất cứ lúc nào. Di chuyển cả đơn vị nên tất cả đều lên vai những người lính gầy gò. Nào thì ba lô, súng đạn đủ 2 cơ số, bao gạo như con trăn lớn trằn lên cổ. Các loại nồi xong lủng củng, xong 20 thì úp vào sau ba lô, nồi quân dụng lớn thì hai thằng khênh. các thực phẩm dự trữ thì chia nhau mà vác, . . .
Trời vẫn mưa và mưa. Người hâm hấp như sốt, dâm dấp mồ hôi. Đường trơn nhầy nhụa như đổ mỡ, ngoằn nghoèo, khúc khuỷu như răng cải mả. Tôi đi sau Ngh., chàng này đã tốt nghiệp 10, có vẻ thư sinh. Dù sao tôi cũng khoẻ hơn hắn nên luôn đi sau để thúc đẩy hắn khỏi bị tụt lại.
Đại đội cứ thế đi, ai nấy lầm lũi bước. Bước thấp bước cao, bước trồi, bước sụt, cứ bước. Chẳng ai còn buồn nói gì. Chỉ có tiến lanh canh xẻng, cuốc, nồi xong. Tiếng áo mưa xột xoạt, tiếng nước òng ọc trong giày. Mùi mồ hôi hắc nồng xông lên từ áo, quần, luẩn quẩn trong áo mưa, ngạt thở ! Tôi thấy từng bước chân của Ngh. cứ nặng dần, cứ rời rặc dần. Rõ ràng anh không còn làm chủ được chúng nữa. làm sao mà chúng vẫn cứ bước ? Không biết nữa.
Bất chợt, rừng thủng ra một đám. Ánh trời bạc oà xuống trảng cỏ, xũng nước. Anh dừng lại, có vẻ như anh muốn quỵ xuống. Tôi đi lên ngang anh và đẩy nhẹ vào ba lô. Tiếng anh bật ra rất khẽ lẫn trong tiếng thở gấp, phì phò:
- Tao muốn, muốn, ...
- Gì ?
- Tao chỉ muốn ngã xuống, tao muốn chết, . . . tao muốn chúng mày lấp đất lên, . . . là tao sướng !
- . . .
Tôi lấy đỡ khẩu khẩu súng cho anh và đẩy anh đi. Văng vẳng trong tai:

Hồi ký chiến tranh - Một thời máu và hoa (Phần 1)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ