34
Tôi cảm thấy rất áy náy về chuyện Falcon không có mấy thiện cảm với tôn giáo, mong cậu đừng để bụng, bởi vì ông ấy là một khoa học gia, đã là khoa học gia thì việc không tin vào tôn giáo là chuyện thường tình – Jone nói với Lee, hôm nay anh hẹn Lee đi uống cafe, anh muốn trao đổi thêm với Lee về kinh Phật. Anh tin rằng có những điều kinh Phật còn giải thích rõ ràng hơn là khoa học.
-Ồ không có gì – Lee đáp – tôi hiểu điều đó – anh cười và nói.
-Anh so sánh thế nào giữa Phật giáo và khoa học ? – Jone hỏi.
Lee đáp : -
Nói về Phật Giáo và Khoa Học thì trước hết chúng ta cần biết rõ một sự kiện: Hiện nay, không ai có thể phủ nhận là Phật Giáo đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhất là trong những xã hội Âu Mỹ, những xã hội được coi là tiến bộ nhất về khoa học, kỹ thuật. Điều này phản ánh một sự kiện: trong những xã hội này, con người đã quen với tính chất chính xác và hợp lý của khoa học, và họ ngả theo Phật Giáo vì tinh thần Phật Giáo rất phù hợp với tinh thần khoa học. Hơn nữa, trong lịch sử Phật Giáo, họ không tìm thấy một dấu vết tỳ ố nào về vấn đề chống khoa học hay đàn áp khoa học gia bằng bạo lực, chưa kể là Phật Giáo đã giúp họ giải quyết được một số vấn đề trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay. Và hay hơn cả là, trong suốt dòng lịch sử truyền đạo hơn 2500 năm, Phật Giáo chưa hề làm đổ một giọt máu của người vô tội và cũng chưa hề cưỡng bức ai phải theo Phật Giáo. Chủ trương hòa bình của Phật Giáo là điều mà thế giới tranh chấp hỗn loạn ngày nay cần hơn gì hết.
Khoa học chú tâm vào việc khám phá chân lý để soi sáng ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, đồng thời tạo ích lợi cho con người. Phật học nỗ lực truyền thừa chân lý để được nghiệm chứng để mang lại phúc lợi thật sự cho muôn loài. Một bên là thể nghiệm, một bên là tìm cầu. Lẽ tất nhiên, con đường tìm cầu đến lúc nào đó sẽ trực diện với sự thể nghiệm, chứ không phải sự tìm cầu mới có thể hội chứng được chân lý.
Jone nói : -Qua những điều anh kể, thì Phật giáo đã đi trước khoa học hàng chục thế kỷ. Anh có thể giải thích rõ hơn được không ?
Lee đáp : -Quả vậy. Những điều bây giờ khoa học mới phát hiện ra thì kinh Phật đã nói hàng thế kỷ nay rồi.
Tôi lấy ví dụ, khoa vật lý nguyên tử mới phát triển được trên dưới một thế kỷ nay. Nhưng từ hàng chục thế ký trước, trong kinh Lăng Nghiêm của nhà Phật, Phật đã biết và gọi nguyên tử là hạt vi trần nghĩa là hạt bụi nhỏ. Phật giáo đề cập đến nhân và duyên. Có nhân có duyên nguyên tử có thể tạo nên bất cứ hình thể nào đó, đôi khi mắt chúng ta có thể nhìn thấy được, hoặc đôi khi cực kỳ tinh vi với con mắt thường, không thể nhìn thấy được. Kinh Phật nói rằng « người ta chưa ai thấy được nguyên tử cho dầu với một kính hiển vi cực lớn. Song người ta vẫn tìm ra nguyên tử, chẳng hạn như người ta có thể chụp được dấu xê dịch của những nguyên tử với một máy chụp hình tinh xảo có thể so sánh như là một hơi khói lạt phảng phất sau một luồng gió cuốn ». Hãy so sánh điều này với việc mô tả nguyên tố 110 do trung tâm sưu tầm nguyên tử miền nam nước Đức khám phá ra : « mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ, nguyên tố 110 lại tan biến đi. Tuy nhiên các nhà khoa học gia tin rằng nguyên tố 110 hiện hữu bởi vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến ».