18. Người dưới chăn

857 14 2
                                    


Sớm chiều hôm ấy tôi từ cánh đồng của xã mỡi về, trong tay góp nhặt được chút ít lúa non, định bụng nấu một nồi cháo cốm cho thằng Nam, còn đang ốm bệnh rên hừ hừ trên giường.

Quanh đi quanh lại trời đã tối từ lúc nào, bếp lửa sáng rực, thi thoảng có tiếng nổ lách tách từ than củi. Bên trên là cái nồi nhôm đã đen kịt và dính đầy nhọ nồi. Ở trong cái nồi nhôm ấy, là thứ cháo thơm phức tôi nấu từ nắm lúa non ngoài đồng.

Dưới ngọn đèn duy nhất ở bếp, tôi cầm một tờ báo hiếm hoi quét từng nét chữ.

Hôm ấy là một hôm vào năm 2003, cả làng cả bản lúc ấy còn nghèo đơn sơ lắm. Trên xã cũng mới tính kéo điện được về có mấy hôm, nhưng cho dù có kéo điện về, cũng chỉ có vài hộ dám đăng kí dùng. Phần vì dân mình lúc ấy tính tình tiết kiệm, lại nghèo, còn sót tiền điện. Đến mua một cái bóng đèn cũng còn phải đắn đo suy nghĩ nữa là.

Trong nhà có duy nhất hai ngọn đèn dầu, một ở gian trên, một ở dưới bếp này cũng là để tiện đun nấu. Hơn nữa bình thường người trong nhà cũng ít khi sinh hoạt dưới ánh đèn ở gian trên lắm, mà toàn là về nhà, tắm rửa giặt rũ xong lại thi nhau chui vào sưởi gần bếp lửa cho tránh cái đêm đông giá lạnh.

Tôi là con thứ hai trong gia đình, tôi không sống trong căn nhà này, mà tôi sống ở một nơi cách rất xa nơi này. Đó là ở thị trấn. Hè này vì có dịp được nghỉ, tôi tranh thủ xin bố mẹ lên đây chơi với anh em họ hàng. Căn nhà này cũng là căn nhà của ông nội tôi, ông bà ở với nhau từ thủa khai khẩn đất hoang, từ cái thời mà cả cái xã Thắng Lợi này còn chưa có một bóng người Kinh kia.

Bà tôi thì đã mất từ năm hai nghìn, còn một mình ông cô đơn lạnh bóng. Bố mẹ tôi liền làm công tác tư tưởng, đón ông xuống huyện để tiện bề chăm sóc. Còn căn nhà này thì để lại cho chú út Tài quản lý.

Chú út Tài cao to vạm vỡ, năm ấy đã trên hai mươi tuổi, sức người trẻ khỏe. Ấy vậy mà lại chẳng có vợ con gì cả, thậm chí cả một cái mảnh tình vắt vai cũng chưa từng xuất hiện. Chuyện ấy cũng chẳng phải là không có nguyên do.

Thời ấy cả xã Thắng Lợi nằm bên một triền sông của dòng Sông Mã hoang sơ. Sông nhỏ mà hung hiểm vạn phần, cứ vài hôm thì lại có người chết trôi dạt sông qua cái đoạn sông của xã. Người chết nhiều quá, đến nỗi người lớn trong nhà còn cảm thấy sợ hãi, cấm con trẻ không được bén mảng đến gần khúc sông, bằng không thì chỉ có bị ăn đòn.

Thế mà cấm là vậy, lũ trẻ vẫn ngang nhiên tắm ở sông như thường, đối với chúng, lòng sông yên ả hiền hòa, cùng lắm chỉ là vài cái xác. Lũ trẻ lúc ấy bạo gan lắm, bạo gan hơn lũ trẻ con bây giờ rất nhiều, thậm chí có đứa còn dám ngủ ngoài nghĩa địa, lớn hơn một chút còn nói đã từng đùa giỡn với lửa ma trơi.

Quay lại chuyện công việc của chú út Tài, tại sao chú không lấy được vợ. Chuyện ấy cũng từ cái công việc mà người ta muôn đời kiêng kị khó nói ra, nghề đào mả cho người chết.

Nghề này tính ra thì chẳng đáng nói gì, thế nhưng bấy giờ dân xã Thắng Lợi mê tín lắm, cứ có chuyện gì liên quan người chết là lắc đầu nguây nguẩy, rằng sợ đắc tội với Hà Bá, rằng sợ ma theo về nhà, đủ thứ chuyện...vv. Mà nghề của chú Tài là quanh năm suốt tháng sống với người chết, sao tránh cho khỏi cái thứ tập quán cổ hủ lạc hậu ấy được.

Truyện kinh dị ngắnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ