Nụ hôn qua hai đầu điện thoại
Hành động này không hiểu do ai phát minh ra, tôi chắc rằng nó không được di truyền từ loài hắc tinh tinh - thủy tổ của loài người, bởi khi đó làm gì đã có điện thoại!?
Kể cả là bây giờ, ngoài trừ loài người, thế giới này chẳng có loài nào có thể nói chuyện điện thoại, chứ chưa cần nói đến biết hôn qua đầu dây điện thoại.
Mỗi lần trước khi cúp máy, một trong hai người sẽ chu môi hôn gió một tiếng thật ngọt ngào, còn người được nhận nụ hôn đó, cũng đáp trả lại bằng một tiếng "chụt" nhẹ nhàng.
"Em có nghe thấy không?"
"Uhm, em nghe thấy rồi."
Chỉ như vậy, mới được coi là chính thức tạm biệt.
Mặc dù không được trao nhau nụ hôn thực sự, nhưng đó lại là sự ngọt ngào không thể thay thế.
Khi anh ấy xa ngoài viễn phương, nụ hôn đó chính là nỗi nhớ.
Khi anh ấy vừa đi khỏi, và phải còn khá lâu nữa mới có thể gặp lại, nụ hôn đó như một niềm tình tứ, tuy nhỏ nhưng thật đẹp đẽ. Nó là một thói quen mà bạn không bao giờ cảm thấy nhàm chán.
Khi bạn bật khóc bên đầu dây điện thoại, nụ hôn từ đầu bên kia mang theo sự quan tâm thấu hiếu, thương xót và dịu dàng, tựa như có thể ngăn được từng giọt ấm nóng đang lăn dài trên má.
Có những khi, nó là lời bông ghẹo thật thú vị.
Rõ ràng đã hôn một cái rất kêu, nhưng khi anh ấy hỏi: "Em nghe thấy không?" Bạn vẫn giả vờ trêu: "Không nghe thấy."
"Bây giờ nghe thấy chưa?"
"Ồ, vẫn chưa nghe thấy."
Còn sau khi cãi nhau, nó là một sự trả thù nhẹ nhàng.
Anh ấy là người cầu hòa trước, gửi đến một nụ hôn nóng bỏng, giọng cười nhẹ nhàng vọng lại: "Em nghe thấy không?"
Bạn chẳng trả lời, cũng không thèm đáp lại nụ hôn cầu hòa kia, cố ý để nó tan vào hư không. Nhưng kỳ thực, nụ hôn của anh ấy đã chạm được vào trái tim bạn rồi.
Tất cả những điều nhỏ bé nhưng đẹp đẽ này, nụ hôn qua đầu dây điện thoại đã vuốt ve tô điểm cho vô số ngày tháng tình ái của đôi lứa. Sau đó có một ngày, bạn phát hiện rằng, chỉ khi chúng ta yêu sâu đậm một người, mới có thể dùng đến những nụ hôn như vậy. Còn một số người khác, chỉ làm tình, chứ không hôn.
Giọt nước mắt không thể kìm nén
Một độc giả nhỏ tuổi của tôi vừa phải chịu uất ức, liền bật khóc nức nở trước mặt người bắt nạt mình.
Tôi nói với cô bé rằng, không nên khóc trước mặt những người mà mình không thích, bởi vì họ không xứng đáng. Chỉ khi đứng trước mặt những người luôn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho mình, giọt nước mắt của em mới hoàn toàn xứng đáng, mới hoàn toàn được trân trọng.
Sau đó, cô bé hỏi tôi rằng, làm thế nào để kìm lại những giọt nước mắt đó lại.
Thật hổ thẹn biết bao, tôi cũng là một người mau nước mắt, thường xuyên phải cắn chặt đôi môi, run rẩy từng hồi để thầm nói với chính mình rằng:
BẠN ĐANG ĐỌC
TAY BUÔNG TAY VÀ TIM THÔI NHỚ
Short StoryTất cả những lần ly biệt dù có mang theo tình yêu hay nỗi thù hận, cũng đều là một sự chia cắt đau khổ. Nếu chẳng thể mỉm cười nói lời tiễn biệt, cúi chào rời đi, vậy liệu có nên âm thầm quay bước, cố ngăn giọt nước mắt tuôn rơi, rồi cúi đầu bước vộ...