Hoàng Đế hỏi: "Nguyên tắc giao hợp theo Tố Nữ là ái tinh, thương quý cái tinh khí của mình, mà tránh xuất tinh, vậy thời khi muốn có con thì phải làm như thế nào?"
Tố Nữ đáp: "Người ta thân thể cường nhược khác nhau, niên tuế cũng trẻ già khác nhau cho nên người ta phải tùy theo khí lực của mình mà giao hợp, không được cưỡng quyết (bắt ép thân thể mình làm quá sức chịu đựng của nó), cương quyết tất tổn hại đến thân. Tốt nhất là:
Ở vào tuổi 15 mà khí lực dồi dào mỗi ngày giao hợp và có thể xuất tinh hai lần, ốm yếu thì mỗi ngày một lần thôi.
Ở tuổi 20 cũng vậy, không nên nhiều hơn, nghĩa là mạnh mẽ thì một ngày hai lần, trong mình không được khỏe thì mỗi ngày một lần.
Ở tuổi 30 mà khỏe mỗi ngày một lần, người ốm yếu thì hai ngày một lần.
Ở tuổi 40 mà khỏe mạnh thì ba ngày một lần, người ốm yếu thì bốn ngày một lần.
Ở tuổi 50 thì năm ngày một lần nếu khỏe mạnh, ốm yếu thì mười ngày một lần.
Ở tuổi 60 mà khỏe mạnh thì cỡ mười ngày một lần, ốm yếu thì hai mươi ngày một lần.
Ở tuổi 70 mà khỏe mạnh thì mỗi tháng một lần, ốm yếu thì nên kiêng cữ không nên xuất tinh".
GHI CHÚ :
Sách "Ngọc Phòng Bí Kiếp" có ghi như sau:
Người ở tuổi 20 thường 2 ngày giao hợp một lần.
Người ở tuổi 30 thường 3 ngày giao hợp một lần.
Người ở tuổi 40 thường 4 ngày giao hợp một lần.
Người ở tuổi 50 thường 5 ngày giao hợp một lần.
Người ở tuổi 60 thì không bao giờ nên xuất tinh.
Một chỗ khác của kinh Tố Nữ có ghi:
Người 20 tuổi thường 4 ngày giao hợp một lần.
Người 30 tuổi thường 8 ngày giao hợp một lần.
Người 40 tuổi thường 16 ngày giao hợp một lần.
Người 50 tuổi thường 21 ngày giao hợp một lần.
Người 60 tuổi thì nên bế tinh không nên xuất tinh nữa. Nhưng là nếu thân thể quá mạnh khỏe, cường tinh thì một tháng giao hợp một lần vẫn được. Nếu đã đến tuổi này mà cò sung sức cũng nên giao hợp, không nên quá kiềm chế. Con người thể lực khác nhau không đều, nếu sung sức mà quá kiềm chế thành ra mắc bệnh u uất, có hại hơn là xuất tinh khi giao hợp.
Ta thấy đoạn này có những con số khác với đoạn trên. Sự khác biệt là do qua các thời đại người ta viết nhiều sách, khắc đi khắc lại mà ra. Đại khái các sách về thuật phòng trung có: "Ngọc Phòng Bí Kiếp", "Thiên Kim Phương", "Ngự Nữ Chi Pháp", "Tố Nữ Chi Pháp", các con số nói trên đều tương tự như hai bản trên.