Ndctgd

268 1 1
                                    

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

+ Nguyễn Thi (1928- 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu- Nam Định.

+ Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

+ Đặc điểm sáng tác: Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.

Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là:

- Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường như sinh ra để đánh giặc.

- Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa.
Các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình từ ba má Việt, chú Năm đến chị em Việt đều tiêu biểu cho những đặc điểm trên.

+ Đặc điểm nghệ thuật: nghệ thuật phân tích tâm lí, ngôn ngữ phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ

2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:

+ Xuất xứ: tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

II. Đọc- hiểu

1. Tình huống

Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại). Tóm lại, tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật.

2. Phương thức trần thuật của tác phẩm.

+ Căn cứ vào ngôn ngữ của nhân vật trong truyện:

- Phương thức thứ nhất: Nhân vật truyện là đối tượng thuật, kể nên thuộc ngôi thứ ba.

- Phương thức thứ hai: Nhân vật tự kể chuyện mình nên thuộc ngôi thứ nhất.

- Phương thức thứ ba: Người trần thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng lời kể lại phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật.

+ Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật theo phương thức thứ 3. Nghĩa là của người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.

+ Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật:

- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách nhân vật cũng được khắc họa.

- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 01, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

văn 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ