PHẦN MỘT: TÁC GIẢ:
I. Vài nét về tiểu sử :
- Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê hương: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Gia đình:
+ Có truyền thống Nho học và rất yêu chuộng văn chương
+ Cha và mẹ sớm đã truyền cho ông tình yêu tha thiết với văn học
à Chính gia đình và quê hương đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển hồn thơ Tố Hữu sau này
- Cuộc đời:
+ Năm 1938, được kết nạp vào Đảng
+ Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
+ Năm 1942, vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động
+ Cách mạng tháng Tám 1945: là Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa ở Huế.
+ Kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở cơ quan trung ương Đảng.
+ Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ à 1986: liên tục giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- 1996: được tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
II. Đường cách mạng, đường thơ:
- Con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất
- Mỗi tập thơ là một chặng đường cách mạng
1. “Từ ấy” (1937-1946):
- Là chặng đường đầu tiên, tương ứng với mười năm đầu hoạt động cách mạng
- Gồm 3 phần
- Nội dung:
+ “Máu lửa” (1937 - 1939): Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.
o Thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của lớp người nhỏ bé, nghèo khổ trong xã hội (lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo…)
o Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
+ “Xiềng xích”: (1939 - 1942): Sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
o Bộc lộ tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do.
o Ý chí kiên cường của một chiến sĩ quyết tâm chiến đấu ngay trong nhà tù.
+ “Giải phóng” (1942 - 1946): Sáng tác khi đã vượt ngục cho đến những ngày đầu giải phóng dân tộc
o Ngợi ca thắng lợi của CM
o Khẳng định niềm tin của nhân dân vào chế độ mới