Raymond gọi điện thoại đến văn phòng. Y bảo tôi là một người bạn thân của y (do y đã nói chuyện tôi với bạn y) mời tôi chủ nhật này đến nghỉ ngơi ở nhà tạm trú nhỏ bé của hắn ở gần Alger. Tôi trả lời là tôi muốn lắm nhưng đã trót hẹn với một người bạn gái. Raymond tuyên bố ngay là y mời cả người bạn gái ấy nữa. Vợ bạn y sẽ rất hài lòng vì không cảm thấy mình cô đơn giữa bọn đàn ông.
Tôi muốn móc ngay ống điện thoại lên vì tôi biết rằng ông chủ không thích người ta từ ngoài thành phố gọi dày nói cho chúng tôi. Nhưng Raymond xin tôi chờ và nói rằng chiều nay y sẽ chuyển lời mời tôi nhưng y muốn báo trước cho tôi biết chuyện khác. Suốt cả ngày y đã bị một bọn Arab theo dõi, trong số có em trai ả nhân tình cũ của y. "Nếu chiều nay về, anh thấy nó lãng vãng gần nha, xin báo cho tôi biết". Tôi nói là đồng ý.
Một lát sau, chủ nhân cho gọi tôi và ngay lúc đó tôi thấy phiền toái vì tôi nghĩ rằng ông sẽ bảo tôi nên gọi điện thoại nít hơn là làm việc nhiều hơn. Không phải thế. Ông tuyên bố là ông sẽ nói chuyện với tôi về một dự định hãy còn mơ hồ. Tuy nhiên, ông muốn biết ý kiến tôi về vấn đền này. Ông có ý định thiết lập một văn phòng ở Ba Lê để giải quyết công việc tại chỗ và giao thiệp trực tiếp với những công ty lớn và ông muốn biết tôi có sẵn sàng đến đây không. Điều đó sẽ cho phép tôi sống ở Ba Lê và cũng được đi du lịch một phần lớn trong năm. "Ông còn trẻ và hình như đấy là một cuộc sống có thể làm cho ông thích thú". Tôi trả lời phải, nhưng kỳ thực sự đó tôi không quan tâm mấy. Rồi ông hỏi tôi có thấy thích thay đổi đời sống không. Tôi trả lời không bao giời người ta thay đổi đời sống, dù sao tất cả mọi đời sống đều giá trị ngang nhau và tôi không hề ghét đời sống của tôi ở đây. Ông tỏ vẻ không bằng lòng, bảo là tôi chỉ trả lời loanh quanh, là tôi không có tham vọng và như thế rất tai hại cho công việc. Rồi tôi trở về làm việc.
Đáng lẽ tôi không nên làm mất lòng ông chủ, nhưng tôi không thấy lý do gì để thay đổi đời sống.
Suy nghĩ k , tôi thấy không đến nỗi khổ sở. Khi còn là sinh viên, tôi đã có nhiều tham vọng tương tự. Nhưng khi phải bỏ học, tôi bèn hiểu rằng tất cả mọi sự đó không có chi quan hệ thực sự.
Buổi chiều Marie đến tìm tôi và hỏi tôi có muốn lấy nàng không? Tôi nói điều đó không can hệ mấy đối với tôi và chúng tôi có thề lấy nhau nếu nàng muốn. Rồi nàng muốn biết tôi có yêu nàng không ? Tôi trả lời như tôi đã trả lời một lần rồi : là điều đó không có nghĩa lý chi nhưng cố-nhiên là tôi không yêu nàng. Nàng hỏi: "Thế tại sao anh còn lấy em?". Tôi cắt nghĩa cho nàng là điều đó không can hệ chút nào cả và nếu nàng thích thời chúng tôi có thể lấy nhau.
Vả lại chính nàng đã hỏi điều ấy và tôi chỉ trả lời phải. Nàng nhận xét rằng hôn-phối là một việc nghiêm-trọng. Tôi trả lời: "Không". Nàng nín thinh một lát và yên lặng nhìn tôi. Rồi nàng lại nói. Nàng chỉ muốn biết nếu đề-nghị ấy là của một người đàn bà khác mà tôi cũng có mối liên hệ tương tự thời tôi có chấp-thuận không? Tôi nói: "Lẽ dĩ nhiên". Nàng lại tự hỏi phải chăng nàng có yêu tôi còn về phần tôi thời tôi không hiểu biết chi về điểm này. Lại sau một lúc yên lặng nữa, nàng thì thầm rằng tôi rất kỳ cục. Chắc chắn là nàng yêu tôi vì thế, nhưng có lẽ một ngày kia nàng sẽ chán ngấy tôi cũng tại vì những lý do ấy. Vì tôi nín thinh, nàng không còn chi nói thêm nữa, nên nàng mỉm cười, nắm lấy cánh tay tôi và tuyên bố là muốn lấy tôi. Tôi trả lời là chúng tôi sẽ lấy nhau khi nàng muốn. Tôi nói với nàng về đề nghị của ông chủ và Marie bảo là nàng sẽ thích thú được biết Ba-lê. Tôi bảo cho nàng biết là tôi đã sống ở đây một thời gian và nàng hỏi Ba-lê thế nào? Tôi nói: "Bẩn! Có chim bồ câu và những khoảng đất đen kịt. Da thịt mọi người đều trắng".
BẠN ĐANG ĐỌC
Kẻ xa lạ
Non-FictionHai tác phẩm lớn đầu tiên được Albert Camus viết trong cùng năm 1942 là một cặp bài trùng: "Huyền thoại Sisyphus" và "Kẻ xa lạ" (Français: "L'étranger", còn được dịch là "Người dưng" hay "Người xa lạ"). "Huyền thoại Sisyphus" phân tích "chủ nghĩa ph...