Trường Trung học Pháp thuật là---

196 5 0
                                    


Trung học pháp thuật chính là ---

Tên thường gọi của các trường trung học phổ thông quốc lập với mục tiêu đào tạo "Pháp sư" hiện đại.

Toàn quốc tổng cộng có chín ngôi trường như vậy.

Lần lượt là:

Trung học Đệ Nhất: Hachioji (Kanto, Tokyo) Trung học Đệ Nhị: Nishinomiya (Kinki, Hyogo) Trung học Đệ Tam: Kanazawa (Hokuriku, Ishikawa) Trung học Đệ Tứ: Hamamatsu (Tokai, Shizuoka) Trung học Đệ Ngũ: Sendai (Tohoku, Miyagi) Trung học Đệ Lục: Izumo (Sanin, Shimane) Trung học Đệ Thất: Kochi (Shikoku, Kochi) Trung học Đệ Bát: Otaru (Hokkaido) Trung học Đệ Cửu: Kumamoto (Kyushu, Kumamoto)

Trong đó, ba trường Đệ Nhất đến Đệ Tam nhận hai trăm học sinh mỗi năm, chia ra làm khoa 1 và khoa 2 (trường Đệ Tam gọi khoa 1 là "Khoa chuyên", khoa 2 là "Khoa thường"). Sự khác biệt giữa khoa 1 và khoa 2 là có giáo viên hướng dẫn, tức được nhận chỉ dẫn cá nhân của giáo viên, hay không, ngoài ra chương trình học của hai khoa như nhau. Các trường Đệ Tứ đến Đệ Cửu chỉ nhận một trăm học sinh mỗi năm, tất cả đều có giáo viên hướng dẫn, nhưng chất lượng học sinh kém hơn một chút so với ba trường đầu.

Chương trình học của chín trường về cơ bản tuân thủ theo đại cương do đại học Pháp Thuật Quốc Gia biên soạn, song vẫn giữ điểm đặc sắc của mỗi trường. Ví dụ, trường Đệ Tam chú ý nhiều đến thực hành pháp thuật chiến đấu, trong khi đó, trường Đệ Tứ coi trọng pháp thuật thực hiện nhiều bước, phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng với công nghệ pháp thuật. Không chỉ khác nhau hướng đi pháp thuật, nét đặc biệt của mỗi trường còn ở môi trường sử dụng pháp thuật. Trường Đệ Thất, ngoài chương trình bình thường, dạy những pháp thuật thực dụng trên mặt nước, mặt biển. Trường Đệ Bát thì thông qua những chuyến thực tập dã ngoại đến vùng núi cao hoặc lạnh giá để dạy pháp thuật giúp ích khi ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt

[FullPicture] Mahouka Koukou no Rettousei Vol 1: Nhập học - Sato TsutomuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ