TỪ ẤY
Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ mang đậm khí thế hiên ngang, anh dũng. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền Văn học kháng chiến chống Pháp chính là nhà thơ Tố Hữu, mà sự giác ngộ Cách mạng của ông được thể hiện qua bài thơ "Từ ấy".
Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu . Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.
TỪ ẤY
Bài thơ “Từ ấy” là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cũng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là một bước ngoặc lớn trong cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, ghi nhận những cảm xúc và suy tư sâu sắc đó, Tố Hữu viết bài Từ ấy. Bài thơ nằm trong phần “máu lửa” của tập thơ Từ ấy.
"Từ ấy" là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời,sự nghiệp thơ ca của nhà thơ khi ông được kết nạp vào hàng ngũ cách mạng, được giác ngộ lí tưởng cách mạng:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cách mạng chợt bừng lên như “nắng hạ” , như “mặt trời chân lí” – là ánh dương soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đứng lên giành lại độc lập, hướng đến cho thanh niên Việt Nam một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả trái tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà còn xuất phát từ tình cảm: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim.". Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng . Qua đó, Tố Hữu nhằm khẳng định lí tưởng cách mạng chính là “chân lý”, là nguồn sáng tâm hồn của ông. Ông cũng bày tỏ tâm hồn của mình nhằm đặt ra cho chúng ta một câu hỏi đáng để suy ngẫm: “Hồn tôi là một vườn hoa lá. Rất đậm hương và rộn tiếng chim”- Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót. Đối với một vườn hoa lá như vậy sẽ không thể tồn tại được nếu thiếu ánh sáng mặt trời.Vậy thì còn gì đáng quí hơn ánh sáng của “mặt trời chân lí”?. Chứng tỏ lí tưởng cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật, người làm cách mạng vẫn có thể làm nghệ thuật. Bằng bút pháp mô tả, tự sự trữ tình lãng mạng của mình, Tố Hữu đã chứng minh điều đó. Cách mạng không những không đối lập với nghệ thuật mà còn mang đến cho nghệ thuật thơ ca một nguồn cảm hứng sáng tạo mới, một phong cách mới. “Từ ấy”, Tố Hữu đã tìm thấy cho mình một con đường nghệ thuật với lí tưởng cách mạng làm động lực và nguồn cảm hứng sáng tạo.”Từ ấy”, Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. “Từ ấy”: