AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

1.3K 5 0
                                    

SÔNG HƯƠNG

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút ký. Đặc sắc nổi bật trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với những suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú, uyên bác thuộc nhiều lĩnh vực đời sống. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút ký trữ tình đặc sắc thể hiện rõ phong cách tác giả: sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng đa chiều thú vị cùng với những triết luận sâu sắc. Hình tượng sông Hương trong bài bút ký đã để lại cho người đọc ấn tượng khó quên về một con sông trong mối quan hệ gắn bó máu thịt với cội nguồn, với lịch sử, với văn hóa và con người xứ Huế.

Trong mối quan hệ gắn bó với cội nguồn, sông Hương là dòng chảy trải qua hành trình nhiều thăng trầm, gian truân từ dãy núi Trường Sơn “về biển cả”. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như “một bản trường ca của rừng già”mang những giai điệu, tiết tấu vừa hùng tráng vừa dữ dội, và “đã sống một nửa cuộc đời... như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại... bản lĩnh gan dạ,... tâm hồn tự do và trong sáng”. Ra khỏi rừng, sông Hương “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Vừa ra khỏi vùng núi, về với vùng đất châu thổ êm đềm, sông Hương “đã chuyển dòng một cách liên tục... Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc... nó chuyển hướng sang tây bắc... đột ngột vẽ một hình vòng cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Rời khỏi kinh thành, sông Hương “chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến... xa dần thành phố để lưu luyến ra đi... nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Nhờ sức tưởng tượng phong phú trong việc xây dựng những hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo, kết hợp tư duy nghiên cứu với tư duy nghệ thuật, tác giả đã cung cấp cho người đọc những tri thức, hiểu biết thú vị về sự hình thành của sông Hương. Điều quan trọng, bằng cách thể hiện như vậy, người viết đã làm cho con sông không còn là vật thể thiên nhiên vô tri, vô hồn mà trở thành một nhân vật có tâm hồn, sức sống mãnh liệt như con người qua những thăng trầm của cuộc đời. Hành trình sông Hương từ nguồn ra biển khiến ta liên tưởng đến hành trình sinh tồn của một con người, của một miền đất, của một dân tộc. 

Sông Hương mang vẻ đẹp “sử thi”bi tráng khi “đã sông những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó”. Tác giả tỏ ra là người am hiểu lịch sử khi công phu tra cứu, lật tìm trong tư liệu lịch sử những sự kiện có liên quan đến dòng sông, từ đó mà có liên tưởng thật chính xác và độc đáo. Sông Hương như người dũng sĩ “đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại”, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”. Sông Hương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân “lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa”. Sông Hương là chủ nhân những “chiến công rung chuyển” trong Cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân. Sông Hương đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. Quả thật, từ cách tiếp cận riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có cơ hội thấu hiểu sông Hương như một con người “biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” góp phần viết nên trang sử vẻ vang của xứ Huế nói riêng, của cả dân tộc nói chung.

vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ