Đề 1

1.6K 7 1
                                    

Đề 1. Nêu cảm nhận về một khổ thơ mà anh/chị yêu thích nhất trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
* Nêu cảm nhận về khung cảnh yêu thích nhất

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gồm 3 khổ thơ tương ứng với 3 khung cảnh – nỗi niềm tâm trạng: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết; cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa; nỗi niềm thôn Vĩ. Học sinh có thể lựa chọn một trong ba khổ thơ nhưng phải thể hiện được tình cảm yêu mến sâu sắc với khổ thơ đó.

Ví dụ: Khổ thơ thứ nhất:
- Câu thơ đầu là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. "Về chơi" khác với "về thăm". "Về thăm" có vẻ xã giao còn "về chơi" mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình hơn.
-> Câu hỏi là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu của xứ Huế, trước hết là Vĩ Dạ - nơi có người mà nhà thơ thương mến và đẹp nhất là cảnh thôn Vĩ trong ánh bình minh.
- Ba câu sau: Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông:
+ Hai câu 2 và 3: Không tả mà chỉ gợi những gì gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc, còn lưu trong tâm trí người ở nơi xa.
-> Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên: phác qua cái nhìn từ xa tới, chưa đến Vĩ Dạ nhưng đã thấy những hàng cau thẳng tắp, cao vút, vượt lên trên những cây khác, những tàu lá cau lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm mai.
-> Quan sát tinh tế: cái đẹp của thôn Vĩ không phải chỉ do nắng hay do hàng cau mà là do nắng hàng cau, do sự hài hoà của ánh nắng vàng rực rỡ trên hàng cau tươi xanh.
Hai chữ "nắng" trong câu thơ bảy chữ gợi đúng đặc điểm của nắng miền Trung: nắng nhiều, chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh. Nắng mới lên thật trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác ánh nắng ấy làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ.
-> Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: cái nhìn thật gần của người như đang đi trong những khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ. Có thể coi cái thần thái của thôn Vĩ là vườn cây, vườn bao bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà thành một cấu trúc thẩm mĩ xinh xắn.
Mướt: gợi được sự chăm sóc chu đáo, gợi được vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây cũng như cái sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá cây dưới ánh mặt trời.
Vườn ai mướt quá: mang sắc thái ngợi ca.
Xanh như ngọc: phép so sánh thật đẹp gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt, mượt mà được nắng mới lên, cái ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua trở nên có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc.
-> Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống tha thiết, ân tình sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ.
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: Sự xuất hiện của con người làm cảnh vật thêm sinh động. Tuy nhiên, con người xuất hiện thật kín đáo, rất đúng với bản tính của người Huế, vì chỉ thấy thấp thoáng sau những chiếc lá trúc là khuôn mặt chữ điền, khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu theo quan niệm thời xưa.
-> Hàn Mặc Tử càng gợi rõ hơn thần thái của thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
-> Lòng yêu con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.

* Đánh giá
- Khổ thơ gợi tả khung cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
- Hàn Mặc Tử đã rất thành công trong việc xây dựng những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.

Đây thôn Vĩ DạNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ