Đề 4

202 0 0
                                    

Đề 4. Phân tích bài thơ Mộ ("Chiều tối") của Hồ Chí Minh để chứng minh cho nhận định của Hoàng Trung Thông:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình

1. Giải thích
- Chất thép và chất trữ tình trong thơ Bác:
+ Thép là cách nói hình tượng, biểu trưng cho bản lĩnh, ý chí kiên cường, sắt đá.
+ Thơ Bác đầy chất thép nhưng cũng hết sức trữ tình, nồng hậu, ấm áp tình người, tình đời.
-> Thơ Hồ Chí Minh luôn có sự hoà hợp, thống nhất giữa hai đặc điểm này.
- Lí giải:
+ Cội nguồn của chất trữ tình chính là tấm lòng đại nhân của Người. Cội nguồn của chất thép chính là phẩm chất đại dũng, là tinh thần kiên gan vốn có ở người chiến sĩ cộng
sản.
+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Nay ở trong thơ nên có thép / Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

2. Chứng minh
- Hoàn cảnh sáng tác Nhật kí trong tù: Khi Hồ Chí Minh bị giam cầm tù đày nơi đất khách quê người.
- Chất thép trong Chiều tối:
+ Thời điểm chiều tối: thời khắc cuối cùng của hành trình lao giải, tù nhân hẳn rất mệt mỏi và buồn nhớ quê hương. Nhưng trong người chiến sĩ cộng sản, cảm hứng thơ ca vẫn cất lên tự nhiên, bay bổng với những hình ảnh thơ hướng về sự sống, ánh sáng.
+ Hai câu thơ đầu: Người tù - chiến sĩ đã hoàn toàn quên đi cảnh ngộ riêng của mình để bày tỏ lòng yêu mến, đồng cảm với cánh chim chiều và chòm mây cô đơn.
+ Hai câu sau:
-> Hình ảnh thơ hướng đến sự sống con người.
-> Hình ảnh thơ đẹp, khoẻ khoắn: con người trong lao động.
-> Chữ hồng ở vị trí cuối cùng của bài thơ nhưng đủ sức toả sáng và làm ấm lại không gian chiều tối miền sơn cước.
-> Ý chí thép, tinh thần thép đã kết đọng trong cảm hứng thơ để rồi bật lên thành những câu thơ tuyệt hay, tuyệt đẹp.
- Chất trữ tình trong bài thơ:
+ Hai câu thơ đầu thể hiện sự gắn bó, tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng vị tha, nhân ái của Hồ Chí Minh.
+ Hai câu sau là niềm vui, là tấm lòng nâng niu, trừu mến, chút reo vui trước cuộc sống bình thường nghèo khổ nhưng bình yên (Lê Trí Viễn).
-> Sự hoà hợp, thống nhất giữa chất trữ tình và chất thép, giữa xúc cảm và ý chí kiên cường chính là một trong những nét phong cách nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bài làm
Nhật kí trong tù là một trong những di sản quí báu mà Hồ Chí Minh- nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã để lại cho nhân dân Việt Nam cũng như cho toàn thể nhân loại. Hơn hai trăm bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo, trong đó, nổi bật lên là sự hoà quyện, thống nhất tuyệt đẹp giữa chất thơ và chất "thép"- đúng như nhận định của Hoàng Trung Thông:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình
Đọc câu thơ của Hoàng Trung Thông, có lẽ chúng ta đều chung một mối băn khoăn: Thơ là tiếng lòng, thơ bắt nguồn từ cảm xúc, tại sao thơ của Bác lại là vần thơ thép? Phải hiểu chữ thép ở đây thế nào cho thoả đáng? Thực ra, với nhận định trên, Hoàng Trung Thông đã tỏ rõ sự am hiểu và cảm nhận tinh tế của mình khi đọc thơ Hồ Chí Minh. Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là chất thép, là sự thể hiện bản lĩnh kiên cường, ý chí sắt đá. Thép là cách nói hình tượng, biểu trưng cho bản lĩnh, ý chí đó. Thơ Bác đầy chất thép nhưng cũng hết sức trữ tình, nồng hậu, ấm áp tình người, tình đời. Hầu như dòng thơ, bài thơ nào của Hồ Chí Minh cũng có sự hoà hợp, thống nhất giữa hai đặc điểm tưởng như trái ngược này.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 28, 2018 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chiều tối ( Mộ)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ