LY KỲ CHUYỆN THÁI GIÁM CÓ KHẢ NĂNG "HỒI XUÂN".

523 7 0
                                    

Chốn hậu cung Trung Hoa từ xưa tới nay liệu có thực sự tồn tại "quy tắc ngầm" giữa thái giám và các phi tần? Những kẻ thân làm "hoạn quan" này làm cách nào để tư thông với phi tử của hoàng đế?

Tiếp xúc với việc sinh hoạt vợ chồng của hoàng đế một cách thường xuyên có sức kích thích rất lớn đối với các thái giám. Cũng có người cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhiều thái giám muốn...cưới vợ!

Nhìn từ góc độ khác, trong cung một năm có vô vàn những phi tần không được hoàng đế sủng hạnh. Đó là lý do mà các hoạn quan quanh năm nhận được quà "hiếu kính" của các phi tử. Đồng thời cũng có một số thái giám cũng sẽ nhân cơ hội này để tư thông với...vợ vua.

Thẻ tên của các vị cung phi nếu muốn có cơ hội đặt trên mâm để hoàng thượng chọn lựa, trước hết đều phải qua tay thái giám. Nhờ có đặc quyền này mà không ít hoạn quan đã có cơ hội "hạ thủ" với một số phi tần của nhà vua. Đương nhiên "một số phi tần" này không bao gồm những người còn trong trắng. Nhưng số "xử nữ" này sau khi được hoàng đế lâm hạnh sẽ như được "khai sáng", dần nảy sinh ham muốn tình dục. Tới khi các nàng "dục niệm tràn đầy" sẽ không tránh khỏi việc "bụng đói ăn quàng", lên giường với cả thái giám.

Chung quy lại, thái giám vẫn là đàn ông. Một người đàn ông trong thời kỳ trưởng thành lại được phái đi hầu hạ một vị quý phi, khó có thể tránh khỏi "lâu ngày sinh tình", chuyện tư thông cũng vì thế mà xảy ra. Quý phi cô độc nơi thâm cung khó tránh khỏi sinh lòng ham muốn. Đối với quý phi mà nói, việc vụng trộm với thái giám cũng tương đối thú vị.

Nhiều thái giám trẻ tuổi, dung mạo tuấn tú sẽ nhận được cơ hội thân cận cùng một vài phi tần, sau đó trở thành "thái giám trên giường". Đây chính là "bí mật công khai" tồn tại trong hậu cung của các hoàng đế Trung Quốc.

Một học giả Nhật Bản khi nghiên cứu về vấn đề này đã đưa ra thuyết "thoát khỏi tâm lý cô độc" để giải thích cho việc thái giám thích cưới vợ và quan hệ tình dục. Terao Yoshio trong tác phẩm nghiên cứu "Hoạn quan vật ngữ" đã từng viết: "Thái giám lập gia đình chủ yếu là vì muốn thoát khỏi tâm lý cô độc. Bọn họ cùng lúc phải chịu những ánh mắt khinh thường từ người đời, vì vậy mong muốn nhận được tình cảm ấm áp từ người vợ cũng là điều dễ hiểu".

"Vợ" của các thái giám có thể là các nữ quan trong cung. Đó cũng là những người hiếm hoi có thể thấu hiểu và tình nguyện gắn kết cùng các hoạn quan. Việc thái giám cưới vợ được sử sách Trung Quốc ghi nhận từ rất sớm. Cuốn "Sử ký" phần "Lý Tư liệt truyện" từng ghi lại việc thái giám thời Tần là Triệu Cao có "con rể" tên Diêm Nhạc nhậm chức Hàm Dương lệnh. Nếu có con rể, hoạn quan này ắt phải có con gái. Nhưng Triệu Cao trong sử sách có ghi rõ là "bị thiến từ nhỏ", con gái hẳn là "dưỡng nữ" (con nuôi). Từ đó mới thấy nếu thái giám đã có thể nhận con nuôi, thì việc lập gia thất cũng không phải là không được.

Những thời đại sau đó, việc thái giám lập gia thất được ghi lại ngày càng nhiều. Tới thời Đông Hán, thế lực của thái giám bành trướng nhanh chóng, còn xuất hiện tình hình "thường thị hoàng môn diệc quảng thê thú" (thái giám lấy nhiều vợ đẹp). Theo quan niệm khi ấy, việc cưới nhiều mỹ nữ chính là một cách thể hiện bản thân và thể diện của mình. Từ đó, việc cưới vợ, nạp thiếp đã trở thành đặc quyền hợp pháp cho các thái giám trong thời kỳ này. Sau khi nhà Đường được thành lập, chuyện thái giám lập gia đình càng trở nên phổ biến.

TRUNG QUỐC XA XƯANơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ