MUÔN KIỂU KIỂM TRA "SỰ TRONG TRẮNG" CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG HOA XƯA.

516 9 0
                                    

Dùng bà đỡ

Thời xưa, người phụ trách công việc kiểm tra trinh tiết của tân nương trước khi về nhà chồng chính là bà đỡ. "Bà đỡ" này thường là người thân thuộc với họ nhà trai hoặc do bà mối kiêm nhiệm.

Cuốn "Kiến sinh văn" từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc "nghiệm thân" (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của "Tạp dư bí tân".

Cuốn sách trên viết lại sự việc Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh từng phải kiểm tra thân thể trước khi được tấn phong.

Sở dĩ đế vương lập hậu vô cùng coi trong việc trinh tiết là bởi Hoàng đế muốn "long chủng" của mình chắc chắn mang dòng máu hoàng tộc, liền phái Ngô Câu đi kiểm tra. Theo đó, công việc đầu tiên trong quá trình này là kiểm tra tổng thể về tướng mạo, hình dáng.

Cuốn sách ghi lại rằng: Lương Oánh Hoàng hậu có nét mặt "tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng."

Về ngũ quan, Lương Oánh có "con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa".

Sau đó, Ngô Câu cởi y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.

Thủ thuật kiểm tra của các bà đỡ thời xưa chủ yếu là xem kỹ bộ phận sinh dục, kiểm tra màng trinh, không khác nhiều so với công việc của các bác sĩ phụ khoa ngày nay.

"Lạc hồng"

Tuy rằng bà đỡ đã có thể thông qua ngoại hình để giám định sự trong trắng của người con gái nhưng các nam tử thời xưa do vốn kiến thức về sinh lý có hạn, nên họ chỉ còn cách trông chờ vào "đêm đầu tiên" để khẳng định xem vợ mình còn trinh hay không.

Đàn ông thời xưa lấy vợ, đêm tân hôn có thấy được "lạc hồng" (máu đỏ) trên khăn trắng hay không là điều mà gia đình hai bên quan tâm hơn cả.

Nếu như tân nương trong đêm đầu tiên sinh hoạt vợ chồng có "chảy máu", thì ngay ngày thứ hai gia đình nhà trai sẽ phát "thiệp báo hỉ". Trên tấm thiệp ghi rõ lời ca ngợi: "khuê môn hữu xuyên, thục nữ khả khâm" để gửi về cho nhà gái.

Tuy nhiên dùng "lạc hồng" để nhận biết trinh nữ cũng tồn tại nhiều vấn đề.

Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là "không còn trong trắng." Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách.

Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục.

Hiện tại, nhiều cơ sở y khoa có thể tiến hành tiểu phẫu "vá màng trinh" cho phụ nữ. Trên thực tế, hình thức "vá cái ngàn vàng" đã có từ thời cổ đại.

Khi đó, để "chỉnh hình" cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen.

Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để ngụy tạo.

TRUNG QUỐC XA XƯANơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ