1 là nó chứ ai

1 0 0
                                    

Nhược Điểm Của Độc Tài
Nguyễn Xuân Nghĩa
Trước khi các chế độ độc tài bị lật đổ, người ta chỉ nói đến sức đàn áp của bạo quyền. Thực ra, ách hung tàn nào cũng có nhược điểm mà người ta cần nhìn cho ra.

Mở đầu loạt bài về kỹ thuật biểu tình, ta tìm hiểu về huyền thoại ổn định và nhược điểm chung trong xã hội dưới chế độ độc tài.
Các chế độ này thường có vẻ vững chãi, được truyên truyền ra bên ngoài thành ưu điểm "ổn định", dựa trên bộ máy tình báo, công an, quân đội, nhà tù, trại tập trung hay cả tòa án. Tài nguyên của xứ sở do thiểu số thống trị trưng thu, vơ vét và phân phối cho nhau để nuôi dưỡng bộ máy đàn áp ấy.

Người dân trong nước chỉ có một sự chọn lựa: hoặc là bọc theo chế độ, hành xử như con tin dễ bảo để kiếm ăn trong vùng tiếp giáp giữa bộ máy thống trị với xã hội dân sinh ở vòng ngoài; hoặc là tỏ ý chống đối và bị trù giập, đàn áp, làm gia đình đói khổ, bản thân bị tù đầy.

Người ta tìm thấy chung quanh mình có những nhược điểm sau đây:
Nhược điểm tinh thần mà nhiều người gọi là sự khôn ngoan - là ít ai dám bước qua lằn ranh đề kháng. Kế đến là nhược điểm lý luận - mà nhiều người cho là khôn ngoan hơn nữa - là đem so sánh ách độc tài với xu hướng dân chủ, và cho rằng dân chủ yếu thế, thiếu thống nhất và không tin rằng xu hướng dân chủ có khả năng thay thế. Vì hai nhược điểm ấy, việc chống đối mới gặp khó khăn và chế độ càng tin rằng giải pháp độc tài là hữu hiệu, nên khỏi cần thay đổi.

Sự thật có khi lại khác, nếu ta chịu khó thì có thể tìm ra nhược điểm có khi là cái nhược điểm sinh tử của chế độ. Mọi cuộc vận động đối kháng để dẫn tới phong trào biểu tình đều phải khởi sự từ việc xác định tử điểm của ách độc tài. Lòng dân mong muốn tự do và đó là chính nghĩa của đấu tranh. Nhưng, tìm ra nhược điểm của chế độ là một việc khác. Nó thuộc về kỹ thuật, là bước đầu của việc huy động lòng người thành phong trào đối kháng.

Sau đây là một số nhược điểm chung của các chế độ độc tài, trong đó có nhiều nhược điểm đã thấy tại Việt Nam hoặc do người bên bên trong nói ra:

1. Vai trò khống chế của ý thức hệ (xây dựng xã hội chủ nghĩa chẳng hạn), trong đó có một số biểu tượng đã hết tác dụng và phơi bày tính khôi hài không tưởng của lãnh đạo. Hết viện dẫn Mác, Lê, Hà Nội lui về hình tượng và "tư tưởng Hồ Chí Minh" nhưng không còn khả năng mê hoặc quần chúng.

2. Do bản chất độc tài, chế độ vẫn để ý thức hệ mê hoặc chính mình nên đã lấy những quyết định u tối, hoặc không kịp nhìn ra vấn đề mới. Tình hình bên ngoài càng xoay chuyển, thì bên trong chế độ càng lúng túng và phạm sai lầm lớn hơn.

3. Vì bản chất chủ quan duy ý chí, chế độ độc tài luôn phải xoay chuyển chánh sách cho phù hợp với tình thế mới. Điều đó dẫn tới hai nhược điểm: 1) khả năng ứng phó chậm, 2) nhiều mâu thuẫn mà bộ máy tuyên truyền không ém nhẹm được. Chế độ càng cố gắng tạo "ổn định", thì loại mâu thuẫn ấy càng phát tác.

4. Hệ thống toàn trị đang chuyển hướng theo lối "phi cầm phi thú": tự do kinh tế bên dưới ách độc tài chính trị của một thiểu số ở trên, các chế độ độc tài đều cần đến sự hợp tác của nhiều thành phần xã hội, tổ chức, đoàn thể hay cơ chế. Chế độ càng mua chuộc hay răn đe, họ càng bất mãn. Họ có thể vô tình hay cố ý làm suy yếu bộ máy thống trị mà chế độ không biết, hoặc không kịp biết.

buồn tìnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ