Học và sử dụng phân tích kĩ thuật

65 3 0
                                    

Phân tích kĩ thuật là một trong 2 cách phân tích chính của phân tích cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, hợp đồng, forex và các loại tài sản tài chính khác. Người mới tham gia thị trường chứng khoán gần như luôn tiếp cận trước và thích thú với phân tích kĩ thuật hơn. Nhưng khi tiếp cận với cả 1 rừng kiến thức sẽ không khỏi làm những người mới hoang mang. Sau đây là một vài lưu ý cho những người bắt đầu học và sử dụng phân tích kĩ thuật.
Bài viết sau đây gồm 2 phần, phần 1 sẽ tìm hiểu về cách học phân tích kĩ thuật một cách bài bản, phần 2 sẽ nói về cách sử dụng phân tích kĩ thuật sao cho hiệu quả nhất.
Tôi sẽ chỉ nói qua về khung kiến thức, còn lại phần kiến thức các bạn có thể tìm trên google theo từng nội dung, có rất nhiều.
HỌC PHÂN TÍCH KĨ #THUẬT- CÁC LƯU Ý CẦN #THIẾT
-Hãy học từ nền tảng trở lên, không được nhảy cóc, không nên vội vàng.
-Học từng phần một theo kiểu ghép mảng. Ghép từng mảng một, được mảng nào hãy chắc chắn mảng đó. Học lí thuyết sau đó thực hành từng phần, từng chỉ báo, từng mô hình một đến bao giờ cảm thấy nắm chắc hãy chuyển sang mô hình hoặc chỉ báo tiếp theo.
-Cần thái độ chăm chỉ, nghiêm túc và đều đặn khi học.
- PHÂN TÍCH KỸ #THUẬT CHẲNG CÓ VẸO GÌ VÀ ĐƠN GIẢN NẾU CHÚNG TA CHỊU HỌC VÀ ĐAM MÊ-Trích lời anh Tâm Đạo Pedma Dorje
*CÁC L#EVEL TUẦN TỰ TỪ DỄ TỚI KHÓ:
-LV1 - Lí thuyết Dow và sóng Elliott : Phần nền tảng nhất của phân tích kĩ thuật, các giả định cần thiết. Hết phần này phải hiểu được phân tích kĩ thuật là gì và bản chất của nó. Nhớ được cơ bản về sóng Elliott, tuy nhiên sóng này tương đối khó nên sẽ tập trung vào nó sau khi đã có trình độ nhất định.
-LV2 - Điều kiện áp dụng phân tích kĩ thuật, ở phần dưới tôi sẽ viết rõ.
-LV3 - Biểu đồ nến, các loại nến và ý nghĩa: Học từng cái một, từ đơn giản đến phức tạp. Cố gắng học hiểu bản chất của từng cây nến, không nên học vẹt. Các loại nến phổ biến như nến dài, nến ngắn, nến chân dài, nến doji,...Hết phần này phải nhớ được mặt các cây nến, không cần quá sức học thuộc, khi sử dụng sẽ nhớ khá nhanh.
-LV4 - Các mẫu hình nến: Sự kết hợp của các cây nến ở dạng đơn giản, các mẫu hình như sao hôm, sao mai, 3 chàng lính ngự lâm, báo đỉnh, báo đáy, đảo chiều, tiếp diễn... Hết phần này phải nhớ được một số mẫu hình nến đơn giản. Các mẫu hình thức tạp để sau.
-LV5 - Đường trendline trong phân tích kĩ thuật, học thật kĩ phần này, trend tăng, trend giảm, kênh giá tăng-giảm,..., rất đơn giản nhưng có hiệu quả cực cao trong phân tích kĩ thuật. Hết phần này phải vẽ được đường trend và kênh giá một cách tương đối chính xác. Các định được 3 trạng thái giá là uptrend, dowtrend và sideway.
-LV6 - Hỗ trợ và kháng cự, cực kì quan trọng. Phải nắm thật vững phần này vì tuy rất đơn giản nhưng lại mang tính ứng dụng cao. Hết phần này phải hiểu và vẽ được hỗ trợ, kháng cự, vùng hỗ trợ, kháng cự, thế nào là kháng cự mạnh, yếu, hỗ trợ chuyển thành kháng cự và ngược lại.
-LV7 - Các đường trung bình MA, cái này rất cơ bản nhưng lại cực quan trọng, nên sẽ được tách riêng thành 1 phần riêng biệt. Hết phần này phải sử dụng đc MA 1 cách tương đối và hiểu được cách phối hợp giữa các đường MA.
-LV8 - Các chỉ báo trong phân tích kĩ thuật, một số chỉ báo tôi thường dùng là #MACD, RSI, Bollinger Bands, SAR, Vol at price, ADX, MFI,... Hết phần này phải nắm được cách sử dụng khoảng 10 chỉ báo, ít nhất gồm các chỉ báo thông dụng trên.
-LV9 - Các mẫu hình giá cơ bản và thường gặp, Các mẫu hình đảo chiều, tiếp diễn. Hết phần này phải nắm kĩ các mô hình giá cơ bản như 2 đỉnh, 3 đỉnh, đỉnh đầu vai, cờ tam giác, cờ chữ nhật, nêm hướng lên hướng xuống, nền phẳng, cốc tay cầm, gap ...
-LV10- Tích lũy và phân phối, 2 phần quan trọng để quyết định mua và bán trong chứng khoán. Đọc và cố gắng tìm được quy luật, tìm được vùng tích lũy và vùng phân phối của cổ phiếu.
-L#V11 - Vol, khối lượng là yếu tố cực kì quan trọng bổ sung cho các yếu tố trên. Để nhìn vol không hề dễ. Nên tôi đặt nó ở level 11.
-L#V12- Phối hợp được nhuần nhuyễn các phần trên với nhau, tìm ra được cách phối hợp sao cho hiệu quả nhất, tìm được món võ tủ của mình. Có cảm giác với từng cổ phiếu nhất định, hiệu được cách đánh, tính cách của từng cổ phiếu.
Bên trên là tuần tự các phần để học về mặt cơ bản, sau khi học đã nhuần nhuyễn, các bạn có thể bắt đầu tiếp tục với những thứ khó và cao cấp hơn như dạng đồ thị ichimoku, các mẫu hình hiếm gặp như 3 đồi 1 núi, các mẹo như wash out... Không cần phải vội vàng, kiến thức cần thời gian để thu nạp.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN TÍCH KĨ #THUẬT HIỆU QUẢ
Phân tích kĩ thuật thực ra là một cách lượng hóa và giúp nhà phân tích dễ hiểu hơn diễn biến trên thị trường, mà diễn biến trên thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lí nhà đầu tư, vậy nên phân tích kĩ thuật có những điều kiện áp dụng như sau.
* ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
- Khối lượng lớn một cách tương đối, ở đây tức là có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư với khối lượng càng lớn càng tốt.
Càng nhiều người tham gia thì quy luật tâm lí càng chính xác.
Ít có sự tác động từ đội lái, nếu một người có thể khống chế được giá cổ phiếu, thì ta không thể phân tích được nó. Hoặc có thể họ đã vẽ ra cho ta như vậy để ta nhìn và mắc lừa.
Tương kế tựu kế.
-Cổ phiếu đã được niêm yết một thời gian đủ dài khoảng trên 3 tháng để có thể nhận ra đặc tính của cổ phiếu, có đầy đủ dữ liệu để có thể phân tích. Công ty mới lên sàn có gì để mà phân tích kĩ thuật.
* NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG
-Phân tích kĩ thuật là một môn khoa học nghệ thuật, không mang nặng tính máy móc và toán học tuy được xây dựng trên nền tảng toán học. Không nên kì vọng sự chính xác tuyệt đối.
-Khi sử dụng, bạn càng cố gắng đúng đến tuyệt đối, bạn càng có khả năng sai và bỏ lỡ cơ hội nhiều hơn. Ví dụ như việc kẻ đường trend hoặc kẻ đường kháng cự. Bạn không nhất thiết phải kẻ kháng cự đúng 1 điểm là 69.69. Mà chúng ta có thể lấy mức kháng cự, tức là từ 69-70 .
-Phân tích kĩ thuật đúng một phần là do thiên kiến xác nhận, hay chính là sự đồng thuận của những người cùng sử dụng phân tích kĩ thuật, các robot, thuật toán lập trình tự động để hành động theo cùng 1 cách với 1 sự kiện.
VD: Nếu có một mức kháng cự cực kì dễ nhìn ra, hãy xem đây là một mức kháng cự mạnh và cẩn trọng. Vì có rất nhiều người nghĩ giống bạn. Ở gần điểm kháng cự đó họ sẽ bán ra nhiều và hạn chế mua, vô hình đẩy giá xuống và hình thành sự kháng cự. Đối với các mô hình hay chỉ báo cũng tương tự như vậy.
-Càng đơn giản càng hiệu quả, không cần phải biết tất cả các chỉ báo, các mô hình thì mới là giỏi. Hãy học những cái căn bản nhất trước, nó có xác suất đúng cao hơn nhờ thiên kiến xác nhận ở quy tắc trước. Suy cho cùng #PTKT là để kiếm tiền chứ k phải để thể hiện ta đây biết nhiều. Ai kiếm được nhiều tiền hơn, kẻ đó sử dụng hiệu quả. Bạn không cần học đến 1000 môn võ, hãy học 1 2 môn nhưng học đến mức thượng thừa. Bạn sẽ dễ dàng đánh bại đa số.
VD: Đôi khi chỉ 1 đường trend giảm đơn giản như cổ phiếu #BID bên dưới cũng kiếm được cả đống tiền. Tại sao cần những công cụ quá khó khăn mà chưa chắc đã hiệu quả.
-Nên sử dụng kết hợp các yếu tố, chỉ báo, mô hình, các đường giao cắt để cho ra xác xuất đúng cao nhất. Chúng ta đang tham gia trò chơi xác xuất, hãy tạo xác xuất cao nhất và ta sẽ thắng.
-Không nên thần tượng hóa phân tích kĩ thuật, nếu sai, hãy cắt lỗ. Đúng đến 70% trong 1 thời gian dài là cực kì thành công và bạn hoàn toàn có thể kiếm được tiền qua luật xác xuất. Luật xác suất sẽ có trong 1 bài viết khác.
-Hãy kết hợp với phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật, cùng với nhận định về thời điểm gia nhập thị trường. Bạn có tin xác xuất chọn được cổ phiếu tăng giá của tôi là 90% khi mua cổ phiếu cơ bản, định giá tốt, kĩ thuật tốt và mua khi thị trường uptrend. Việc này nghe khó tin nhưng hoàn toàn có thể làm được.
-Tôi thường ví von nhà đầu cơ như một chiến binh, phân tích cơ bản là áo giáp, phân tích kĩ thuật là ngọn giáo sắc nhọn. Nếu chẳng may thủng giáp hoặc gãy giáo thì thứ còn lại vẫn có thể bảo vệ bạn. Rủi ro chết của bạn sẽ thấp hơn nhiều.
-Mỗi chỉ báo, mô hình, chiêu thức trong phân tích kĩ thuật đều có ưu nhược điểm riêng. Vậy nên cần sử dụng một cách thật linh động, không nên áp đặt 1 chỉ báo cho tất cả các cổ phiếu. Mỗi loại chỉ báo có thể phù hợp với những cổ phiếu riêng biệt khác nhau. Đó được gọi là tính nết cổ phiếu. Lâu dần bạn sẽ nắm được tính nết của cổ phiếu.
-Quy tắc cuối cùng, tôi được biết quy tắc này dưới tên muốn hoàn toàn hoặc không. Khi đưa ra quyết định ấn nút enter mua cổ phiếu, hãy xác định mình thực sự thích, tin tưởng với quyết định này. Giả sử có sai thì rút ra bài học, không có gì mà ngại. Nếu thấy không chắc chắn, hãy bỏ qua cơ hội và tìm cơ hội khác. Có hàng trăm cổ phiếu, không hết cơ hội đâu mà sợ.
_ Hết _
Bài viết mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ tất cả mọi người!
Nếu thấy bài viết bổ ích, các bạn có thể like và cmt một vài chủ đề bạn muốn tìm hiểu để làm động lực và gợi ý cho tác giả viết thêm những bài viết về nhiều chủ đề khác nữa.
Nguồn: http://f189.vn/hoc-va-su-dung-phan-tich-ki-thuat-bai-ban-bv41.htm

Đầu tưNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ