....

38 4 0
                                    

Đờn ca tài tử Nam bộ :
   - Là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một danh hiệu có ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.
   - Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.
   - Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, vs loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
   -  Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

Chèo :
     - Là một trong các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ và giàu tính dân tộc.

Múa rối nước :
   - Là một nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Sân khấu cải lương:
   - Là loại hình kịch hát được ưa chuộng. Nội dung và cốt truyện của các vở cải lương thường khai thác từ các câu truyện Nôm như Kim Vân Kiều hay Lục Vân Tiên.

Hát Xoan
   – Khúc môn đình thường biểu diễn trong các lễ hội mùa xuân đầu năm, ở miền bắc. Hát Xoan phổ biến ở Hùng Vương - Phú Thọ. Ngày 24/11/2011 UNESCO Hát Xoan - Phú Thọ, Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Hát ca trù-hát đào
   - Là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam , rất phổ biến ở thế kỷ XV.
   - Là một thể loại hát nói có sử dụng đàn đáy, phách và trống là các loại nhạc khí đặc trưng của Việt Nam.
   - Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam. Ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi  vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vào ngày 1/10/2009.

Hát then 
   - Là thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng, có ở miền trung. Họ mang trường ca, màu sắc tín ngưỡng vào nghệ thuật. Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài bản, làn điệu. Lời hát theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc từ đàn tính, múa cùng diễn.

Làng nghề
    - Không những là một làng sống chuyên nghề mà còn có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp thành quần thể để phát triển ngành nghề.
   - Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.Các làng nghề truyền thống tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định...

Quốc tử giám
    - Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam của kinh thành Thăng Long.
   - Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
   - Quần thể kiến trúc Văn Miếu -Quốc Tử Giám bao gồm:
        ° Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vườn Giám
   - Kiến trúc chủ thể là
         ° Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử                  và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
   - Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh

Tranh Đông Hồ :
   -   Tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam, xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh đc dùng cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân mua tranh về dán trên tường, hết năm lại bỏ, dùng tranh mới.
   - Nghề làm tranh Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận tranh Đông hồ là Di sản văn hóa phi vật thể.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 09, 2018 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

VÌ ĐÃ LỠ YÊU EM NHIÊÙ -liên quânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ