Mới sáng sớm bà Hảo đã dậy rồi, còn tiểu Tú thì vì ngày hôm qua ngủ trễ nên không biết bà Hảo dậy lúc nào. Bà Hảo là người đời trước, trước khi làm chuyện lớn thường hỏi ý kiến thần linh, tuy rằng mấy năm nay đã bị cấm không ít, nhưng vẫn có người lén lút làm, mà bà Hảo có quen một bà đồng, nên lấy giấy hồng viết ngày sinh tháng đẻ của tiểu Tô và tiểu Tú, mang theo một ít trứng gà, thịt, còn có một chút nhang đèn để cúng thần sau đó đi ra khỏi nhà.
Tiểu Tô cũng dậy lúc sáng sớm nhưng vẫn chậm hơn bà Hảo một bước, theo thói quen cất bước sang nhà tiểu Tú chuẩn bị ăn điểm tâm, lại phát hiện buổi sáng hôm nay bếp, lò lạnh lẽo, không có gì ăn. Tiểu Tô suy nghĩ không biết có phải bà Hảo và tiểu Tú đều hối hận rồi, cho nên dùng phương thức này để biểu đạt thái độ của mình hay không?
Ngay khi tiểu Tô đang nghĩ đông nghĩ tây, tiểu Tú vừa ngáp vừa đi ra khỏi phòng cuả bà Hảo, theo bản năng ôm dụng cụ rửa mặt đi vào phòng bếp múc nước. Nhưng khi vừa ngẩng đầu thì thấy tiểu Tô đang cau mày, không biết nghĩ cái gì, lúc này động tác thứ nhất của tiểu Tú chính là cúi đầu nhìn xem quần áo của mình có bị gì hay không, mất công lộ phần không nên lộ, khiến cho người ta nổi lửa thì không tốt.
Sửa sang lại quần áo, bước đến vỗ vỗ bả vai tiểu Tô, sau khi lay tỉnh tiểu Tô, tiểu Tú mới tiến hành múc nước rửa mặt. Đánh răng, rửa mặt vốn đều là việc tự nhiên, nhưng khi có tiểu Tô đứng trước mặt nhìn chăm chú vào từng bước mình làm, tiểu Tú cảm có chút gượng gạo, vì thế quay đầu nói với tiểu Tô: "Anh ra kia ngồi đi, em rửa mặt xong sẽ ra ngay."
Tiểu Tô biết mình không thể tỏ ra quá mức cho nên gật đầu, quy củ ngồi trước bàn cơm chờ tiểu Tú. Tiểu tú tăng tốc độ rửa mặt, rửa mặt xong mở ra nồi ra thì thấy trong nồi chẳng có gì, quay lại nhìn vẻ mặt chờ đợi của tiểu Tô, biết rằng nấu cháo sẽ không kịp, đành phải lấy cái rổ được đậy kín đang treo trên cao xuống nhìn xem có gì ăn được không.
Việc treo rổ được đậy kín trên cao là hai điều: thứ nhất là phòng ngừa mèo, thứ hai là có thể ở giúp đồ ăn được thoáng khí vào buổi tối. Ở trong rổ tiểu Tú tìm được thấy một chút cơm ngày hôm qua còn, hơn nữa còn có một chút đồ ăn thừa. Suy nghĩ một chút, tiểu Tú chạy tới hỏi tiểu Tô: "Anh muốn ăn gì? Cháo mặn? Hay là cơm chiên?" Kỳ thật hai loại đều ăn được cả, nhưng cơm chiên thì tốn dầu hơn thôi.
Tiểu Tô vẫn có thói quen ăn cháo buổi sáng, vì thế tiểu Tú liền thu xếp làm cháo mặn để ăn. Kỳ thật làm món này cũng rất đơn giản, đổ nước vào trong nồi, rồi đổ cơm nguội vào đun lên. Chờ thêm một lúc nữa thì đổ đồ ăn còn lại vào, rồi nấu tiếp, sau cùng khi đã được thì thêm một chút muối cho vừa ăn. Khi bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được hương thơm của cháo.
Tiểu Tú không biết là lúc đi bà Hảo đã ăn điểm tâm hay chưa, vì thế múc một chén đặt ở trong tủ bếp, phần cháo còn lại tiểu Tú chỉ ăn một chén, còn lại do tiểu Tô bao trọn. Cũng may là số lượng không lớn, nếu không tiểu Tú sẽ nghi ngờ không biết vì sao tiểu Tô cao cao gầy teo lại có sức ăn lớn như vậy. Ăn xong, tiểu Tô giành việc rửa chén, tiểu Tú chưa hề nghĩ rằng là đàn ông thì không được vào bếp, cho nên buông tay để cho tiểu Tô đi rửa chén, coi như giúp tiểu Tô tiêu thực!
Ăn cơm xong, tiểu Tú cũng không có ý định nói chuyện tình yêu với tiểu Tô, chỉ huy tiểu Tô vác một cái cuốc, một cây đinh ba đi ra ruộng. Qua ít ngày nữa sẽ đến mùa gieo hạt rồi, trước khi gieo phải xới đất cho tơi mới được, cũng thuận tiện tìm ít rau cho heo ăn. Được một chốc thì đã tới giữa trưa, tiểu Tú phải về nhà nấu cơm.
"Tiểu Tú, con biết không, bát tự của con và tiểu Tô rất hợp nhau! Vị kia nói, con và tiểu Tô càng sống càng hạnh phúc, tương lai sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Bà ấy cũng đã chọn ra hai ngày lành cho các con. Một ngày là 10 tháng tám, một ngày là mười lăm tháng chạp. Hai ngày này đều tốt, nhưng mà ngày mười tháng tám có hơi nhanh, bà sợ đến lúc đó không chuẩn bị kịp. Nếu vậy thì mười lăm tháng chạp được không con?" Tiểu Tú về nhà đến nhà thì thấy bà Hảo đã về rồi, vì thế bà Hảo nhóm lửa tiểu Tú bắc nồi, thuận tiện nói luôn ngày đính hôn.
"Bà Hảo, mấy chuyện này con không hiểu đâu, bà xem rồi tự chọn cũng được." Tiểu Tú vừa xào rau vừa cùng bà Hảo nói chuyện: "Hơn nữa, con với bà là người thân mà, bà không giúp con thì ai giúp con bây giờ?" Bà Hảo cười tủm tỉm bỏ thêm ít củi vào trong lò, nghe tiểu Tú nói xong hài lòng gật đầu!"Tốt lắm, vậy hai con đều nghe theo ý của bà đi, mười lăm tháng chạp. Đến lúc đó giết heo, rồi còn phải lội sông một phen, như vậy sẽ có cá, vừa cá vừa thịt là được rồi. Bà đã làm thì nhất định con sẽ vừa lòng."
"Đúng rồi, tiểu Tú à, bà cũng đã tìm được thợ may rồi, nửa tháng nữa sẽ gọi cô ấy tới giúp con và tiểu Tô làm mấy bộ quần áo. Cô dâu, chú rể mới làm sao có thể mặc đồ cũ được. Hơn nữa tiểu Tô và tiểu Tú nhà chúng ta đều rất đẹp, mặc đồ mới vào nhất định càng đẹp hơn." Bà Hảo ngồi dưới lò, nói liên tục những chuyện cần làm. Tiểu Tú thì túc tắc nghe.
Chờ lúc tiểu Tô trở về ăn cơm, bà Hảo đã nói với tiểu Tú rất nhiều chuyện rồi . Phải mời những người nào, chuyện này phải làm ra sao, có cả những phong tục tiểu Tú chưa từng nghe bao giờ. Vốn tiểu Tú định nói với bà Hảo là cùng nhau ăn cơm xong đã, nhưng nhìn thấy bộ dạng không thể ngừng nói của bà Hảo thì đành quên đi, coi như tốn chút tiền cho bà vui vẻ là được!
Những ngày bà Hảo bận rộn cũng dần qua đi, chớp mắt một cái đã đến tháng mười hai, trong thời gian đó tiểu Tô vẫn đến chỗ lão sư phụ chỗ châm cứu hằng ngày, nhưng vẫn không có thay đổi gì. Đối với kết quả này, mặc dù tiểu Tô không nói rõ, nhưng tiểu Tú vẫn nhìn ra được anh có chút khổ sở . Vì thế tiểu Tú dùng một câu cũ rích mà an ủi tiểu Tô: "Không có thay đổi chính là sự thay đổi tốt nhất!"
Ít nhất thì điều này cũng cho thấy tai của tiểu Tô cũng có không chuyển biến xấu đi. Trước kia tiểu Tú có đọc một bài báo, nói về một đứa nhỏ bị tổn thương tai, lúc ấy bác sĩ cũng nói không cứu được nữa, nhưng đứa nhỏ ấy vẫn để cho một vị lang trung giúp nó tiến hành châm cứu. Kết quả chờ khi đứa nhỏ trưởng thành, tiến hành phẫu thuật lại, giải bác sĩ phẫu thuật phát hiện thần kinh tai của nó không bị co rút, cho nên cuộc phẫu thuật tai tiến hành vô cùng thuận lợi!
Bây giờ điều tiểu Tú hy vọng chính là điều này, hi vọng việc châm cứu mỗi ngày có thể giúp thần kinh tai của tiểu Tô không bị co rút, như vậy cho dù tương lai có thể giảu phẫu cũng tốt, hoặc là chờ tuyết thảo rồi tiếp tục chữa bệnh cũng tốt, ít nhất vẫn duy trì một nền tảng tốt!
Kỳ thật trong khoảng đất mà tiểu Tú trồng, tuyết thảo đã cao lên rất nhiều, phiến lá cũng từ màu xanh non chuyển dần sang màu xanh lá, còn pha chút ánh bạc. Lần này tiểu Tú đã chắc rằng đây là tuyết thảo tiểu Tô cần dùng.
Vào tháng chạp rồi, trong thôn cũng náo nhiệt lên. Trong thôn có một con sông, thời điểm cuối năm người trong thôn thường xuống sông dùng lưới lớn bắt cá, sau đó lại tháo hết nước nhảy xuống sông mò cá. Mà mỗi lần như vậy, mọi người luôn vui vẻ , bởi vì không chỉ riêng việc có cá ăn, còn có thể chơi đùa. Tất cả đám con nít đều nhảy xuống sông mò cá.
Tiểu Tú nhìn mọi người mò cá khí thế ngất trời, trong lòng ngứa ngáy cũng muốn đi xuống chơi cùng, nhưng bà Hảo không cho, bảo rằng vài ngày nữa cô đã là cô dâu rồi, làm gì có chuyện nhảy xuống sông chơi với đám con nít nữa? Vì thế tiểu Tú đành phải ngồi xổm trên bờ sông nhìn mọi người mò cá, cũng may là người ta đem một ít cá nhỏ cho tiểu Tú, đều là loại cá chép nho nhỏ bằng nửa bàn tay hoặc bằng cả bàn tay.... Tiểu Tú thích ăn loại này nhất, về nhà làm sạch sẽ, bỏ thêm ít đậu tương vào kho, cả nồi cá thơm ngon vô cùng, ngay cả khi nồi canh cá đông lại rồi thì vẫn ăn rất ngon!
YOU ARE READING
Ông Xã, Chúng Ta Cùng Nhau Làm Ruộng Đi!
RomanceEdit: Thiên Di & ngannhi123 Convert: Ami Thể loại: điền văn, nhẹ nhàng, ấm áp Nguồn: diendanlequydon Tình trạng: Full Giới thiệu: Bản thân bị đưa đến một không gian khác, Trồng hoa màu, chăm sóc vài loại gia súc gia cầm, sống một cuộc sống bình thườ...