Nước Đức là một quốc gia có trình độ công nghiệp hoá rất cao. Nói đến Benz, BMW, Siemens... thì không ai lại không biết. Cái máy bơm hạt nhân tốt nhất được dùng trong lò phản ứng hạt nhân mà thế giới sử dụng được sản xuất ở một thị trấn nhỏ của nước Đức. Ở một quốc gia phát triển như vậy, đời sống của người dân chắc chắn sẽ xa xỉ tột bật.
Sau khi đến thành phố cảng Hamburg, chúng tôi đi đến nhà hàng trước tiên. Người đòng sự do nhà nước phái đi đang sống ở Hamburg chắc chắn sẽ đón tiếp và chiêu đãi cúng tôi. Đến nhà hàng, chúng tôi đi thẳng vào đại sảnh đang trong tình trạng bàn nhiều người ít, trong lòng thấy nghi hoặc: Cảnh tượng vắng vẻ lạnh thanh thế này mà nhà hàng cũng hoạt động được sao? Càng buồn cười hỏn là trên bàn của một đôi tình nhân đang ăn uống chỉ bày cố một cái dĩa với hai loại thức và hai lon bia. Đơn giản như vậy thì có ảnh hưởng đến buổi gặp mặt thân mật của họ không? Anh ta không sợ bạn gái mình sẽ chạy mất sao?
Ở một bàn khác là vài người phụ nữ da trắng lớn tuổi đang ăn uống một cách thư thả. Khi mỗi một món ăn được dọn lên bàn, người phục vụ liền phân chia cho họ rất nhanh, sau đó họ đều ăn hết.
Chúng tôi không chú ý đến họ nữa mà mong chờ món ăn của chúng tôi được dọn lên nhanh một chút.Anh đồng nghiệp thấy mọi người đã đói nên gọi thêm một số món ăn, mọi người cũng không từ chối.
Khách trong nhà hàng không đông, món ăn được dọn lên rất nhanh, chẳng bao lâu bàn của chúng tôi đã được bày đầy chén dĩa. Xem ra, hôm nay chúng tôi là người giàu có ở đây.
Sau khi đã ăn uống no say, nghĩ đến việc phía sau hãy còn những hoạt động khác nên chúng tôi không lưu luyến các món ăn và rượu nữa, bữa ăn kết thúc rất nhanh. Kết quả, vẫn còn 1/3 các món ăn còn thừa lại trên bàn. Thanh toán tiền xong, mọi người xỉa răng, nghiêng ngả bước ra khỏi cửa nhà hàng.
Đi chưa được mấy bước thì có người trong nhà hàng gọi theo chúng tôi. Không biết là có chuyện gì: Phải chăng ai đó đã làm rơi đồ? Chúng tôi đều hiếu kì, quay đầu lại nhìn. Hoá ra là mấy phụ nữ da trắng lớn tuổi đó đang nói lầm rầm điều gì đó với chủ nhà hàng, hình như là nhằm về vào chúng tôi.
Thấy chúng tôi dừng lại, người phụ nữ đó chuyển sang nói bằng tiếng Anh nên chúng tôi đều có thể nghe và hiểu được. Bà ấy nói rằng thức ăn thừa lại của chúng tôi quá nhiều, quá lãng phí. Chúng tôi cảm thấy thật buồn cười, bà này đúng là lo chuyện bao đồng quá. ''Chúng tôi tự bỏ tiền ra để thanh toán tiền thức ăn mà, thức ăn thừa lại bao nhiêu thì có liên quan gì đến bà?''. Lúc bấy giờ, A Quế - đồng nghiệp của tôi đứng ra tranh cãi với bà ấy. Nghe A Quế nói như vậy, bà ấy càng giận dữ hơn. Người phụ nữ đứng đầu lập tức móc điện thoại di động ra, bấm một số điện thoại nào đó.
Một lúc sau, một người mặc đồng phục lái xe đến, xưng là nhân viên công tác của cơ quan bảo trợ xã hội. Sau khi hỏi rõ tình hình, vị nhân viên này lại móc ra một tờ giấy phạt, ghi mức phạt là 50 đồng Mác Đức. Lần này chúng tôi không lên tiếng, gương mặt của A Quế méo xệch, không tranh cãi nữa. Người đồng nghiệp đành phải móc ra 50 đồng và luôn miệng nói: ''Xin lỗi''.
Vị nhân viên này thu tiền xong, trịnh trọng nói với chúng tôi: ''Cần ăn bao nhiêu thì gọi món bậy nhiêu. Tiền là của chính các anh, nhưng tài nguyên là của toàn xã hội. Trên thế giới có rất nhiều người vẫn còn thiếu tài nguyên, chúng ta không thể và cũng không có lý do gì để lãng phí''. Chúng tôi đều đỏ mặt, trong lòng đều chấp nhận câu nói này. Ở một đất nước giàu có mà mọi người vẫn ý thức được điều này. Chúng tôi đành phải cố gắng suy nghĩ lại: Đất nước của chúng ta không phải là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, hơn nữa nhân khẩu lại đông. Bình thường mời khách ăn cơm, phần thức ăn còn thừa lại luôn luôn rất nhiều. Người chủ thường sợ khách của mình ăn không ngon sẽ bị mất mặt, lại lo sợ bị khách cho rằng mình là người keo kiệt nên họ luôn gọi rất nhiều món ăn. Dù cho có thừa lại thì anh cũng không thể trách rằng tôi không rộng rãi.
Thật sự chúng tôi cần phải sửa đổi những thói quen này, hơn nữa lại còn phải xây dựng nên một ý thức ''xã hội lớn'' và không thể ''nghèo rộng rãi'' nữa. Hôm đó, sau khi người đông nghiệp copy lại tờ giấy phạt, anh ấy đưa cho mỗi người một tờ để làm kỉ niệm, chúng tôi đều nhập lấy và quyết tâm giữ nó. A Quế nói rằng, sau khi trở về anh sẽ copy thêm một số nữa để tặng cho hững người khác, còn tờ giấy của chính mình thì sẽ mang dán lên tường để tiện cho việc thường xuyên nhắc nhở bản thân rằng: Tiền là của chính bạn nhưng tài nguyên là của mọi người.
Bài học kinh nghiệm
Trái Đất là một đại gia đình, nó dùng nguồn tài nguyên có hạn của mình để nuôi sống những người trong gia đình. Nguồn tài nguyên bị bạn lãng phí nhiều một chút thì cũng có nghĩa là nguồn tài nguyên mà người khác nhận được sẽ ít đi một chút. Cho nên, chúng ta cần phải nhớ: Tài nguyên là của mọi người, bạn chỉ có thể tiêu dùng những phần nào thuộc về chính mình. Mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tiết kiệm tài nguyên.Nếu được, tôi mong các bạn tự rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình rồi comment xuống dưới nhé!
YOU ARE READING
Những câu chuyện rèn luyện tính trách nhiệm.
DiversosMong các bạn dành ra một ít thời gian quý báu của mình để đọc. Đây là những câu chuyện mà tôi sưu tầm được.