Lúc mới đến nước Úc tôi nghe những người bạn ở địa phương nói rằng ở đây môi trường và động thực vật là thứ nhất, con người chỉ đứng thứ hai. Trong lòng tôi thấy hơi ngạc nhiên.
Từ Melbourne đi về hường nam khoảng 300 cây số thì đến nam Thái Bình Dương. Bờ biển là những vách đa dựng đứng giống như dao cắt, qua sự xâm thực nhiều năm của nước biển, vách đá đã bị đẩy vào rất xa, và trong nước biển vẫn còn sót lại một số tảng đá lớn với hình thù kì quái, được mọi người gọi là ''12 cột môn đồ'', ''cầu Luân Đôn''... Phong cảnh rất hùng vĩ, nhưng điều hấp dẫn tôi nhất chính là những lớp bọt sóng. Những cơn gió biển cuốn từng đợt sóng lớn xô vào bờ, đập mạnh vào vách đá cao và dốc đứng, từng lớp bọt sóng bắn lên tung toé giống như một ''cánh đồng tuyết phủ'' dày đặc, trắng xoá, trong veo, tinh khiết đến mức khiến lòng người xao xuyến. Trước khi lên xe để rời khỏi nơi này, theo lệ, chúng tôi muốn đi vệ sinh. Anh hướng dẫn viên du lịch cười nói:''Bây giờ mọi người đã may mắn hơn. Bởi vì, trước đây rất lâu, cơ quan bảo vệ môi trường đã không cho phép xây dựng nhà vệ sinh ở đây, việc này kéo dài hơn 20 năm. Mãi đến năm 2000, sau khi thoã mãn những điều kiện hà khắc và cách xử lý khoa học đối với chất dơ bẩn mà họ đưa ra, thì một địa điểm tham quan du lịch rộng lớn thế này mới có được một nhà vệ sinh. Cũng có thể nói là, ở noi này, trước đây con người phải chịu ấm ức''.
Đảo Phillip là nơi tụ cư của hơn 2000 con chim cánh cụt, bây giờ đã được mở thành khu bảo tồn, được nhìn ngắm cảnh những con chim cánh cụt trở về tổ thật hứng thú. Mỗi ngày trước khi mặt trời mọc, những co chim cánh cụt xuống biển tìm thức ăn, đêm tối mới lên bờ. Màn đêm đã buôn xuống, chúng tôi ngồi trên bờ biển lạnh ngắt, mắt nhìn về phía đại dương mênh mông, lặng lẽ chờ đợi. Bỗng nhiên, một đợt sóng biển đầy những tinh linh bé bỏng dạt lên bãi cát. Một con, hai con..., khi vừa mới lên bờ nó vẫn còn hơi nhút nhát, sau đó thì kết bầy kết đàn cùng chạy lên. Chim cánh cụt ở nước Úc chỉ lớn bằng con chim bồ câu, với bộ lông đen óng mượt, da bụng trắng toát, bước đi lắc lư, giống hệt như một ''quý ông'' đang vừa đi vừa chắp tay ra sau lưng. Rất muốn chụp vài tấm ảnh về hình tượng ngô nghê buồn cười này, nhưng tôi móc máy chụp ảnh ra vài lần mà cuối cùng vẫn không lấy ra được. Bởi vì, tước khi lên đảo chúng tôi đã được cảnh báo: Nhằm để phòng chống ánh đàn loé lên sẽ làm chói mắt những con chim cánh cụt, nên không cho phép chụp hình! Người bạn đi cùng có lẽ đã hiểu được suy nghĩ của tôi, bàn nói: "Anh có biết giá trị của những 'quý ông' này giá bao nhiêu không?". Năm ngoái, có hai con chim cánh cụt bị mất phương hướng, trôi dạt đến nước Tân Tây Lan bên kia. Nhờ trên người của chúng đều có kí hiệu nên chính phủ Tân Tây Lan đã chuyên phái một chiếc phi cơ đưa chúng về.
Ở vịnh Hoa Hồng ở Sydney có một đại lộ hai bên rợp mát bóng cây, và trên một bãi cỏ xanh bằng phẳng như tấm thảm có những ngôi biệt thự rải rác. Mỗi ngôi biệt thự đều có một vườn hoa nhỏ sặc sỡ nhiều màu, xinh đẹp khác thường. "Chủ nhân của ngôi nhà này chắc chắn có rất nhiều tiền, mà cần phải có tính trách nhiệm nữa", người bạn Úc lập tức nói. Hoá ra, ở Úc, việc chăm sóc và bảo vệ vườn hoa riêng của mỗi nhà cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Tiền công dành cho việc này đặc biệt cao. Rất nhiều khi, nếu không mướn được người thì bất kể địa vị xã hội của bạn cao bao nhiêu, mỗi tuần bạn cũng phải dành ra khoảng nữa ngày để chăm sóc cẩn thận cho vườn hoa. Cách đây không lâu, có một vị quan chức cao cấp của chính phủ dọn đi. Căn nhà ở đây không bán nhưng cả tháng trời ông không đến chăm sóc. Trong vườn hoa, cỏ mọc um tùm, hoa và cây cảnh khô héo. Kết quả, hàng xóm của ông đã báo cáo thình hình lên toà án. Sau khi nộp tiền phạt, ông đã thể hiện sự áy náy của mình, thấy hổ thẹn đối với những bông hoa tươi đang nở rộ, bởi vì chúng cũng có sinh mệnh đấy chứ!
Tôi dần dần lĩnh ngộ được thái độ của người dân ở đây đối với giới tự nhiên và môi trường. Họ đã từ chỗ yêu thương bảo vệ mà thăng hoa lên thành sự tôn trọng.
Bài học kinh nghiệm
Sự tôn trọng là của cả hai bên (hai bên tôn trọng lẫn nhau chứ không phải từ một bên), giữa con người với con người, và giữa con người với thiên nhiên cũng vậy. Tôn trọng giới tự nhiên thì giới tự nhiên cũng sẽ báo đáp lại chúng ta một môi trường sinh tồn an nhiên thoải mái. Không tôn trọng giới tự nhiên, thì sự báo đáp của nó đủ để huỷ diệt vô số sinh mệnh. Hãy xem sự tôn trọng này là một trách nhiệm, thì vườn hoa của chúng ta mới có thể ngày càng trở nên hài hoà và tươi đẹp hơn!Nếu được, tôi mong các bạn tự rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình rồi comment xuống dưới nhé!
YOU ARE READING
Những câu chuyện rèn luyện tính trách nhiệm.
LosoweMong các bạn dành ra một ít thời gian quý báu của mình để đọc. Đây là những câu chuyện mà tôi sưu tầm được.