Khổ 1 ( Phân tích cảm nhận cho HSG )

1.3K 6 2
                                    


Nhắc đến thơ tình chúng ta đặc biệt không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Nếu tình yêu là hương vị đẹp đẽ của cuộc sống thì thơ Xuân Quỳnh như một thế giới thu nhỏ tham lam chứa đựng tất thảy những hương vị ấy. Xuân Diệu cũng đã từng khao khát một cuộc đời sống đẹp với cách sống vội vã để tận hưởng hương sắc "thời tươi" của cuộc đời. Còn với Xuân Quỳnh bà lại ấp ủ trong mình khát vọng muốn tan ra muốn hòa vào hương vị tình yêu để được bất tử với cuộc đời. Khi những tư tưởng lớn gặp nhau, những khao khát của họ đều là một quan niệm nhân văn cao cả. Xuân Quỳnh đốt cháy cảm xúc của những trái tim đang yêu, làm bùng lên khát vọng về một tình yêu cao cả và qua bài thơ "Sóng" đã làm rõ những điều đó để từ hình tượng sóng như một nét tương đồng trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật "em" .

 Chẳng phải tự nhiên mà Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình. Cùng viết về tình yêu trong dân ca, ca dao đã có rất nhiều, thế nhưng khi đến với ngòi bút của Xuân Quỳnh, người ta có thể như mường tượng ra sự rạo rực trong lòng và nỗi nhớ cồn cào sâu thẳm trong tâm khảm. Đó có thể là sự độc đáo khi bà chọn hình tượng sóng làm hình ảnh ẩn dụ cho hình ảnh em. Đầu đề bài thơ là Sóng và cả bài thơ được dệt bằng hình tượng trung tâm ấy. Cùng với hình tượng sóng còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ nói về tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Sóng và em tuy hai mà mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, làm nổi toát sự tương đồng; có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng. Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách mãnh liệt, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim người con gái.

Là một người trải qua nhiều đổ vỡ trong tình cảm vì thế mà thơ bà gợi nhiều những khát khao tình cảm của người phụ nữ. Qua bài thơ Sóng được viết ở cửa biển Diêm Điền đã thể hiện rất rõ những khát khao ấy. Sử dụng linh hoạt giữa hai hình tượng "sóng-em" đã tăng tính hình tượng, cảm xúc cho bài thơ :

" Dữ dội và dịu êm 

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể"

Những trạng thái đối lập của sóng được thể hiện cụ thể qua 4 tính từ liên tiếp "dữ dội" >< "dịu êm" ; "ồn ào" >< "lặng lẽ". Đây là một chi tiết rất thực từ sự quan sát của Xuân Quỳnh.Khi biển bình yên thì sóng dịu êm lặng lẽ, còn khi biển động thì sóng dữ dội, ồn ào - đây là đặc điểm muôn đời của sóng, là uuy luật tất yếu của tự nhiên. Xuân Quỳnh không sử dụng những từ biểu đạt quan hệ tương phản như "tuy-nhưng" mà dùng từ "và" như một sự nối tiếp không ngừng. Trạng thái ấy không chỉ đối lập mà cộng hưởng nối tiếp. Những cái tương phản lại là thống nhất, trong cái "dữ dội" lại có cái "dịu êm", trong cái "ồn ào" vẫn có sự "lặng lẽ" đã ẩn dụ  cho tâm trạng phức tạp của người con gái đang yêu.Mượn sóng để nói chuyện lòng mình, XQ đã diễn tả cụ thể trạng thái vô cùng phong phú, phức tạp của trái tim người đang yêu. Tình yêu là quà tặng vô giá mà thượng đế ban cho con người. Với người con gái yêu là mong ngóng giận dỗi, hờn ghen, nhớ nhung. Những đối cực ấy rất phổ biến giống như một nhà thơ Đức đã viết :

SÓNGWhere stories live. Discover now