Chương 7

2.2K 117 2
                                    

Sáng hôm sau Khương Trạch lắc lắc tay phải, trưng ra bộ mặt buồn chán mệt mỏi vào triều nghe chúng thần nghị sự. Trong lúc đó, mặc kệ Khương Tố có nhìn y thế nào y cũng không giống như thường ngày vui mừng hớn hở, chỉ mở to đôi mắt lên đối diện cùng hắn.

Đợi đến khi Khương Tố xử lý xong một đống chính vụ phức tạp quay trở về cung thì lại nghe nội thị báo lại, Khương Trạch nửa canh giờ trước đã xuất cung... sau đó không rõ tung tích.

Mà hôm nay, cũng là ngày thứ ba mươi mốt Gia Cát Du đến đô thành Khương quốc.

Gia Cát Du vốn là người Tùy, niên kỷ vượt quá hai lăm, tướng mạo thường thường nhưng lại có khí chất như tùng trúc1. Tổ tiên của y vốn là một Đại phu2 tôn sùng đạo gia, đáng tiếc tiền triều lại "Trục xuất bách gia độc tôn học thuật nho gia" vì vậy gia đạo sa sút, đến đời tổ phụ thì ngay cả nhà tổ cũng phải bán ra ngoài. Phụ thân của y đành phải bỏ dở việc đọc sách mà chuyển qua kinh thương, sau lại trở thành nghĩa thương nổi danh, chỉ là Gia Cát Du lại trái ngược với phụ thân, từ nhỏ đối với việc kinh thương không hề hứng thú, trái lại giống như tổ tiên si mê đọc sách, đến mười lăm tuổi tài học đã vang khắp bốn phương.

Cũng từng có người coi trọng tài năng của Gia Cát Du, muốn tiến cử y vào triều làm quan, thế nhưng Gia Cát Du không những cự tuyệt mà còn tỏ ra lo sợ quốc quân Tùy quốc hẹp hòi hung tàn, ngay ngày thứ hai đã thu thập đồ tế nhuyễn, một thân một mình chạy vào rừng sâu núi thẳm ẩn cư, có chút cảm giác thản nhiên tự đắc.

Nói gọn lại, người này là một kẻ phi thường có tài hoa, thủ đoạn cũng là kẻ có chút thanh cao.

Hơn ba mươi ngày trước, y đột nhiên có được hộ tịch Khương quốc, còn tương phùng cùng một vị hảo hữu từ thuở thiếu thời, đồng thời còn được an bày nghỉ lại trong nhà vị bằng hữu này.

Đây là một việc kỳ quái đến cỡ nào chứ? Người bình thường nếu gặp phải loại việc này phỏng chừng đã phải lo lắng bất an, thế nhưng Gia Cát Du trước giờ chính là loại người bằng lòng với số mệnh, y chẳng những không hề kinh hoảng mà so với bình thường càng thêm vui vẻ bộc lộ tài năng của mình. Không đến mấy ngày, vị 'hảo hữu thiếu thời' đã biến thành bạn tốt chân chính, mà y cũng từ đám sĩ phu xuất thân không cao lăn lộn ra được một điểm danh khí.

Y vẫn biết có người đang dõi theo y, thế nhưng không thể không nói, làm người thôi, vui vẻ là được rồi.

Ngày hôm nay, vị hảo hữu kia giúp y dẫn kiến bái phòng một vị đại nho, cả hai hàn huyên suốt một canh giờ, đôi bên đều hết sức tận hứng. Cỗ kiệu đón y rời khỏi phủ đệ của vị đại nho kia không trực tiếp trở về nhà của hảo hữu mà chầm chậm đưa y đến một gian nhà không hề có chút bắt mắt nào.

Nơi này quả thực là một căn nhà quá mức đơn sơ rồi.

Gia Cát Du ngồi trên chiếu, thong thả tự rót cho mình một chén nước, chậm rãi nói : "Ngươi rốt cuộc đã tới." Từ lúc nhận được tin ở Tùy quốc, y đã đợi suốt hai tháng mười tám ngày, rốt cục cũng có thể thể gặp được người đã mời y từ trong núi ra ngoài.

—— Tuy rằng như thế này cũng không thể nói là đã 'gặp'.

Người nọ ẩn trong bóng tối, bởi vì ngược sáng nên y cũng không thấy rõ người này đến tột cùng có bộ dạng thế nào, chỉ có thể mơ hồ nhìn thấy bàn tay của y có quấn mấy vòng vải trắng, có lẽ đang bị thương.

Đáp án mà y muốn biết đã ở ngay trước mặt, thế nhưng Gia Cát Du vẫn không hề nôn nóng, chỉ chậm rãi nâng chén lên uống nước. Sau đó nghe được đối phương lên tiếng: "Ta sai người đón ngươi đến đây là muốn ngươi làm hai việc."

Gia Cát Du rũ mi giống như đang thưởng thức chén nước trước mặt: "Mời nói."

Từ thanh âm mà phán đoán, tuổi tác đối phương cũng không lớn, thế nhưng thanh sắc trầm ổn, ngữ điệu thản nhiên, từ đó có thể suy ra chủ nhân giọng nói này xuất thân cao quý, thong dong quả quyết.

Rất phủ hợp với suy đoán trong lòng y.

"Việc thứ nhất, ta cần một ít nhân thủ thay ta làm những việc ta không thể ra mặt."

Trong lòng Gia Cát Du lại ghi nhận thêm một khoản: đối phương hiện giờ như rồng vây nước cạn, tình cảnh mười phần không ổn, thậm chí cần phải nhờ vào y thoát khốn. Y có chút do dự, rất nhanh thầm viết ra một cái tên trong lòng mình, sau đó chờ nghe câu nói tiếp theo.

"Việc thứ hai, " người nọ dừng lại một chút, "Hữu tướng đương triều hiện tại đã già rồi, rất già."

Đồng tử của Gia Cát Du bất chợt co rút.

Năm năm trước y dùng lý do "Bản thân học thức nông cạn, còn phải đọc nhiều sách" mà cự tuyệt người đến tiến cử, mà lý do chân chính lại là "Song thừa tướng của Tùy quốc hiện nay đều ở độ tuổi tráng niên hăng hái, trong triều không có vị trí cho ta". Thế nhưng câu nói cuồng vọng đến mức đủ đưa đến họa sát thân này y chỉ nói qua trước mặt phụ mẫu một lần, tin chắc chẳng thể lưu truyền ra ngoài... Vậy thì, người trước mặt này làm sao lại biết?

Trong nháy mắt trái tim của Gia Cát Du đập nhanh như trống, y dù sao cũng chưa là cái người cho dù Thái sơn sụp đổ trước mắt vẫn vân đạm phong khinh ở kiếp trước, chỉ là y cũng rất nhanh chóng bình phục lại hơi thở của mình, chậm rãi ngẩng đầu nhìn thẳng vào người đang ở sau màn kia: "Tại hạ cũng có một vấn đề muốn hỏi."

"Ngươi nói."

"Thiên hạ nào chỉ có ngàn vạn chí sĩ học thức cao thâm, vì sao lại chọn một kẻ xuất thân Tùy quốc như tại hạ?" Người có tài trong thiên hạ nhiều như vậy, Khương quốc cũng có không ít, hà tất phải đánh cuộc khả năng bị bán đứng mà dùng y chứ?

Chỉ nghe được thanh âm không hề dao động của người kia: "Nghi người không dùng, dùng người không nghi người. Vài thập niên sau cả thiên hạ đều quy về một mối, hà tất phân biệt Tùy quốc hay không?"

Vài thập niên sau cả thiên hạ đều quy về một mối, hà tất phân biệt Tùy quốc hay không?

Gia Cát Du lẩm bẩm lập lại câu nói này, khóe miệng cong lên thành một nụ cười, chốc lát sau y liền đứng thẳng dậy cúi người quỳ lạy: "Đa tạ bệ hạ thưởng thức, vi thần sẽ dốc hết toàn lực."

Từ phía sau màn truyền đến một tiếng cười khẽ: "Đoán được cũng rất nhanh."

"Tại hạ nguyên tưởng người xuất hiện sẽ là đại hoàng tử Khương quốc, thật không ngờ lại là tầm nhìn hạn hẹp."

Khương Trạch dùng bàn tay phải vẫn còn đang quấn băng nhẹ nhàng gõ xuống án kỉ, hừ một tiếng : "Làm tốt hai chuyện này, trẫm liền tha thứ cho cặp mắt vụng về của ngươi."

So với sự thần bí ưu nhã hậu thế lưu truyền, vị thừa tướng thích giả thần giả quỷ quyền khuynh triều dã này hiện tại vẫn còn quá trẻ. Bất quá trẻ tuổi cũng có cái tốt của trẻ tuổi, thiếu đi mấy phần cáo già lại nhiều hơn một chút sắc bén.

Sau khi gặp qua Gia Cát Du, Khương Trạch cũng có thể coi như dỡ xuống một tâm sự lớn, đợi đến khi hai người rời đi đủ xa, gian nhà Khương Trạch mới tạo ra vừa rồi hầu như đã bị tuyết lớn vùi lấp.

Khương Trạch vẫn còn nhớ rõ lần đầu y gặp gỡ Gia Cát Du, đó thật sự không phải là một hồi ức vui vẻ.

Lúc đó Khương Trạch tự mình dẫn quân đi đánh Tùy quốc, khi mai phục quân trong núi ở quận Thượng y đã hạ lệnh sau khi quân Tùy vào núi thì phóng hỏa chặt đứt đường lui của quân địch, bất quá cuối cùng lại bị một người chạy như điên từ trên núi xuống ngăn cản.

Người đó chính là Gia Cát Du.

Dù sau này trong miệng thế nhân Gia Cát Du từ từ được tô vẽ thành thần thoại, hầu như là thái cực tương phản với người bị truyền thành bạo quân như y, Khương Trạch vẫn mãi nhớ rõ tình cảnh người này chạy như điên về phía mình vào lần đầu tương ngộ.

...

Tuyết sắc khuynh thành4.

Kinh đô hiện tại thật ra bị tuyết sắc khiến cho có chút tịch liêu, hai bên cửa hàng ven đường chỉ có rải rác một ít tiểu thương dọn hàng, có lẽ cũng đơn giản chỉ mong tìm thêm một ít tiền phụ giúp gia dụng. Khương Trạch một bên thầm tính toán thời gian Khương Tố xuất hiện, một bên chậm rãi tản bộ trên đường lớn.

Y che một cây dù trúc, vận bộ trường bào thanh sắc, dáng người cao ngất, giữa tuyết sắc mông lung càng ngời thêm phong thần tuấn tú.

Vì vậy chỉ một lát sau, khi đi đến nơi góc đường hẻo lánh, Khương Trạch liền nghe được bên cạnh có người hướng về y huýt sáo một tiếng.

Hiện tại năm nước đều thịnh hành nam phong, rất nhiều Đại phu sĩ tộc đều nuôi một hai nam sủng trong nhà, bọn họ cũng chẳng ngượng ngùng mà còn khoe khoang khắp nơi. Về phần việc đùa giỡn mỹ nam nhà đàng hoàng giữa phố chợ, cũng đã thành một phần sinh hoạt hằng ngày của đám môn sinh quyền quý bất học vô thuật5.

Bất quá, cái loại thanh âm này Khương Trạch chỉ nghe được có một lần khi mười tuổi, lúc đó hai tên thị vệ trong cũng đang lén đàm luận về y, đợi lúc Khương Tố trở về y hiếu kỳ hỏi một chút liền thấy sắc mặt đại ca nhà mình lập tức biến đổi, từ đó về sau y đã không còn gặp lại hai tên thủ vệ kia nữa.

Khương Trạch không có cách nghe được đáp án từ chỗ của Khương Tố, vì vậy đã đi hỏi thăm rất nhiều người, thế nhưng kẻ nào nghe y hỏi về vấn đề này đều sắc mặt đại biến quỳ rạp xuống đất cầu xin tha thứ, như vậy càng khiến y cảm thấy mờ mịt. Cho đến sau này, lúc y lật xem thư tịch mới biết được loại hành động này là một loại đùa giỡn mang theo hàm nghĩa khinh miệt.

Đã cách vài thập niên, khi y lần nữa bị người đùa giỡn lại hoàn toàn không cảm thấy phẫn nộ, trên thực tế, thậm chí còn có chút cảm giác mới mẻ.

Đời trước cho đến hai mươi tuổi, y chưa bao giờ đơn độc xuất cung, sau này lại lĩnh binh đông chinh tây phạt, bách tính ven đường không một ai không nơm nớp cúi đầu quỳ lạy, chỉ sợ vô tình ngẩng đầu lên mạo phạm tới y sẽ bị áp dụng cực hình. Dưới tình huống như vậy, cho dù người gặp qua Khương Trạch đều nói dung mạo của y tươi đẹp như thuấn hoa thì dân chúng căn bản cũng không tin.

Khương Trạch nhìn tên môn sinh phú quý trước mặt, bỗng dưng cũng muốn học 'hư' một chút, trong lòng lại nghĩ xem, đợi đến khi học xong trở về huýt sáo với Khương Tố một tiếng, không biết biểu tình của hắn sẽ như thế nào?

Tên môn sinh nọ: "..."

Người hầu của gã: "... Công tử, vị tiểu mỹ nhân này tựa hồ cũng rất có hứng thú với người... Nếu không thì đánh người hôn mê rồi bắt về nhà?"

Gã công tử ca nọ lập tức cho tên người hầu một cái bạt tay: "Ngươi đúng là ngu xuẩn mà, cường đoạt nam nhân là phạm pháp, ta cũng không muốn bị cha ta phạt trượng cấm túc!"

Người hầu : "... A, vậy ngài hiện giờ liền quay về phủ sao, tuyết càng lúc càng rơi lớn rồi..."

Lời còn chưa dứt đã bị gã công tử kia tát thêm một cái: "Nói ngươi ngu xuẩn ngươi thật cũng trở nên ngu xuẩn, không thấy được mỹ nhân đối với bản công tử có ý tứ sao, cứ mời người theo cùng là được, hà tất phải đi cướp!" Sau khi dứt lời liền xoa xoa hai tay đi đến trước mặt Khương Trạch, trưng ra gương mặt hèn mọn nói "Cha ta là Ngự Sử đại phu, tiểu mỹ nhân liệu có muốn cùng ta hàn huyên một chút về thú vui nhân sinh chứ?"

Khương Trạch chỉ dùng ngữ điệu lạnh lùng đáp lại lời nói mang theo dụng tâm kín đáo này: "Ngươi lại huýt thêm một lần."

Mỹ nhân đã muốn sao dám không theo, tên công tử Ngự sử kia liền hít sâu một hơi huýt lên một tiếng vang dội, biểu tình tề mi lộng nhãn, làn điệu cao thấp trầm bổng, thổi tới vẻ mặt đỏ bừng suýt nữa hít thở không thông.

Khương Trạch nhìn kỹ hình dáng khuôn miệng của gã khi phát ra âm thanh, trầm tư trong chớp mắt rồi không hề tốn sức phục chế lại tiếng huýt vừa rồi của gã.

Mọi người dại ra, tâm tình của Khương Trạch lại trở nên rất tốt, y thậm chí còn tựa như bố thí mà gật đầu một cái với gã công tử đối diện, sau đó bước ngang qua một đường hồi cung.

Tên công tử Ngự sử này tuy rằng bất học vô thuật thế nhưng cũng không ngu xuẩn, tự nhiên nhìn ra Khương Trạch là đang đùa giỡn mình, sắc mặt của gã xanh mét, phất tay ra lệnh đám người hầu chạy đến bao vây Khương Trạch.

Khương Trạch hơi nhíu nhíu mày.

Không chờ y xuất thủ giáo huấn đám ngu xuẩn này, mọi người đã nghe từ xa truyền đến một tiếng gầm nóng giận: "Buông y ra!"

Đợi khi thấy rõ người đi tới, bàn tay cầm dù trúc của Khương Trạch đã siết chặt lại

Diệp Nam Bùi.

Hừ, hôm nay thật là ngày lành mà —— ngoại trừ gặp được Gia Cát Du, y vậy mà còn có thể trung hợp nhìn thấy kẻ này.

Thực sự là âm hồn không tan mà.

Khương Trạch cụp mắt xuống che giấu sát khí âm lãnh bên trong, nét mặt chỉ treo lên nụ cười cổ quái nơi khóe miệng.

... Thật muốn giết gã... móc đôi mắt kia xuống, như vậy, người này sẽ không bao giờ... có thể dùng loại nhãn thần như vậy nhìn Khương Tố nữa.

Y buông rơi dù trúc, bàn tay phải mở ra, chỉ thấy vết thương đã bị vỡ máu tươi thấm ướt băng gạc, ở giữa lòng bàn tay còn có một ít mẫu trúc vụn bị nắm thành bột mịn. Khương Trạch tùy ý thổi thổi nhúm bột kia đi, đôi mắt ngước lên nhìn nho sinh đang từ xa đi đến.

Diệp Nam Bùi đang từ xa chạy về phía Khương Trạch dự định bảo hộ y, lúc nhìn thấy ánh mắt này thì cả người đều cứng lại rồi.

Tuy rằng vị thoạt nhìn vị thiếu niên này đơn bạc lại bị khi dễ có vẻ rất đáng thương, nhưng y luôn cảm thấy... có chỗ nào đó không đúng?

Xa xa truyền đến một tiếng ngựa hí.

Thiếu niên bị một đám người không có hảo ý vây lại, ước chừng đám người kia còn chưa kịp gây khó dễ gì thì đã thấy một người cưỡi ngựa đến, tròng mắt thiếu niên sáng ngời, đôi môi hơn cong lên.

Ngay sau đó, Khương Tố liền nghe được một tiếng huýt gió vừa to vừa rõ.

Bọn thị vệ : "..."

Khương Tố đen mặt.

—— hắn đã sống hai mươi mốt năm, chưa có người nào dám đùa bỡn hắn như vậy.

Nhưng đợi đến khi nhìn thấy kẻ huýt sáo chính là Khương Trạch thì hắn lại bất động thanh sắc bước xuống xe, cởi áo khoác trên người ra khoác lên cho y, sau đó ôm đối phương vào trong ngực đạm nhiên hỏi: "Là ai dạy ngươi?"

Khương Trạch hơi nghiêng đầu một chút lộ ra gương mặt nhỏ nhắn thiên chân vô tà, thành thực chỉ vào tên đăng đồ tử6 xui xẻo rõ ràng cái gì cũng không làm lại so ra càng thảm hơn cái gì cũng làm kia.

Không đợi Khương Tố lên tiếng, bọn thị vệ cực có ánh mắt đã đem mấy người kia trói lại, đồng thời vì phòng ngừa bọn họ hô to gọi nhỏ quấy nhiễu người đi đường còn cực kỳ thuần thục mà nhét vải vụn vào miệng.

Khương Tố mặt không biểu tình quay sang nhìn nho sinh đang đứng một bên, Khương Trạch liền kéo kéo tay áo của hắn, đợi đến khi Khương Tố lần nữa đem lực chú ý dời lên người Khương Trạch đã thấy y mở ra bàn tay phải, máu tươi ướt đẫm.

Cơn giận của Khương Tố nháy mắt đã lên đến đỉnh.

Gương mặt của hắn lạnh lùng, không nói lời gì mà đem Khương Trạch đầy lên xe ngựa, lập tức hồi cung.

Khương Trạch thong dong lên xe.

Y nhìn phong cảnh bên đường không ngừng chạy ngược lại, lại nhớ đến hình ảnh vị nho sinh lương thiện cô cô linh linh đứng tiếp thu sự kiểm tra của thị vệ kia thì bật cười một tiếng. Đợi đến một khắc sau cảm nhận được Khương Tố đang tháo băng gạc trong tay mình ra thì biểu tình của y liền nháy mắt thay đổi, gương mặt co rúm lại thê thảm kêu một tiếng: "Đau quá..."

Khương Tố cực kỳ bình tĩnh liếc y một cái, sau đó liền không nói gì.

—————————————–

1/ Khí chất như tùng trúc: Tùng và trúc đều là loại cây được dùng làm biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp, trong đó tùng tượng trưng cho sự vững chãi, trúc là thanh cao quân tử.

2/ Đại phu: Đại phu ở đây không phải là lang trung, bác sỹ mà là tên của chức quan phẩm hàm thời cổ.

3/ Nghĩa thương: là thương nhân có nghĩa khí, thường thì đây là một tôn xưng cho những thương gia làm nhiều việc ích nước lợi dân, cũng là một danh hiệu triều đình vẫn thường ban thưởng cho những kẻ kinh thương có công giúp đỡ triều đình

4/ Tuyết sắc khuynh thành: Có thể hiểu là màu trắng của tuyết bao phủ cả không gian, chỉ là mình thích cụm từ này nên không edit thẳng ra.

5/ Môn sinh quyền quý bất học vô thuật: Nguyên văn tác giả dùng 'hoàn khố đệ tử bất học vô thuật', có lẽ nhiều bạn cũng đã quen với từ hoàn khố này rồi, thế nhưng mình vẫn cảm thấy sửa đổ một chút sẽ dễ hiểu hơn và chỉnh chu hơn. Bất học vô thuật có thể hiểu là không kiến thức không nghề nghiệp.

6/ Đăng đồ tử: Là một trường hợp chuyển hóa dùng tên người cho đức tính cũng giống như nhân vật Sở Khanh trong truyện Kiều ở văn hóa Việt.

Truyện kể lại rằng, Đăng Đồ Tử bẩm báo Sở Vương rằng Tống Ngọc là một mỹ nam, lại rất biết ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để hắn đến hậu cung. Nghe như thế, Tống Ngọc liền phản kích. Anh ta tâu với Sở Vương, xin Sở Vương công tâm suy xét, xem anh ta với Đăng Đồ Tử ai háo sắc hơn?

Tống Ngọc trình bày "Mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở, mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần, Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần". Theo Tống Ngọc thì cô hàng xóm xinh đẹp này nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa thêm ít phấn thì quá trắng, thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng. "Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy suốt 3 năm đều trèo tường để ngắm thần mà thần vẫn không xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại, Đăng Đồ Tử không phải là kẻ tốt lành gì.

Hắn có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần

Sau đó vua Sở bị tài ăn nói của Tống Ngọc (Mèo: Tôi thì cảm thấy ông ấy mê nhan sắc của Tống Ngọc) lừa dối đến không biết phân biệt phải trái, lập tức phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc, mà người thời đó có lẽ cũng vì thiên vị cho Tống Ngọc mà đồng thuận với phán xét này. Từ đó trở đi cụm từ Đăng Đồ Tử trở thành tiêu biểu cho kẻ háo sắc, dần dần thành một tính từ quen dùng của người TQ để chỉ sự háo sắc.

[Danmei - Đam Mỹ] ĐẾ TRƯỜNG TRẠCH - ĐẾ HƯUNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ