Chap 06 : Quan niệm khác biệt, kết cục khác biệt
Mấy năm trước, có lần tôi cùng người nhà đi dự tiệc. Trong sảnh lớn của khách sạn có mấy gia đình cùng mở tiệc.
Lúc đó, có một bé trai khoảng bảy, tám tuổi đổ đồ uống trên tay xuống nền nhà. Nền nhà đều là gạch tráng men, đồ uống đổ trên đó vừa ướt vừa trơn. Hôm ấy, một gia đình làm tiệc mừng thọ cho người mẹ tám mươi tuổi của họ, có không ít cụ già tới dự.
Tôi gọi bé trai kia lại, cười nói với cậu bé : " Bạn nhỏ à, đồ uống rơi xuống đất rất dễ khiến người khác trượt ngã. Hôm nay có rất nhiều cụ ông cụ bà tới đây, bị ngã thì không ổn, chúng ta đừng làm như vậy được không nào ?"
Tuy bé trai nọ khá bướng, nhưng vẫn chịu nghe lời, cậu bé đảo mắt một lúc rồi gật đầu, " Được rồi ! Cháu sẽ không đổ nữa ".
Tôi cười khen ngợi cậu bé, đúng là một em bé ngoan.
Đây vốn là một câu chuyện nhỏ nhặt không có gì đáng nói, nếu mẹ bé trai không tình cờ đứng gần đó và nghe thấy. Chị ta không cảm thấy con mình làm vậy là sai, trái lại còn tức tối lườm tôi rồi nói bóng nói gió với con trai mình :" Bình thường mẹ nói thì không nghe, người lạ bảo một câu là nghe ngay đấy, bị người ta lừa bán đi lúc nào cũng không biết đâu."
Tôi bèn giải thích với chị ta, hôm nay có nhiều cụ già ở đây, đi lại bất tiện, nếu nền đất vừa ướt vừa trơn, các cụ ngã bị thương thì không ổn.
Người phụ nữ kia giận dữ trừng mắt với tôi, rồi liếc nhìn những cụ già kia bằng ánh mắt căm ghét: " Già rồi thì ở nhà cho lành, ra ngoài làm gì cho phiền không biết ?"
Tôi không chịu nổi : " Người già cũng có mối quan hệ của họ, sao lại không được ra ngoài chứ ?"
Chị ta hừ một tiếng :" Ra ngoài thì đám con cháu phải cẩn thận trông nom, đừng để xảy ra chuyện rồi đổ lên đầu người khác. Nếu họ ngã thì phải trách con cháu họ không chu đáo ấy."
Thấy chị ta ngang ngược như vậy, tôi cũng nổi giận. Ngày đó còn trẻ tuổi nóng tính, tôi bèn mắng lại : ' Người già ra ngoài thì con cháu phải trông nom cho tốt, không thì chính là lỗi của con cháu, thế con trai chị cũng giống vậy đúng không ? Cha mẹ phải trông nom con cái cho tốt, không thì chính là lỗi của cha mẹ. "
Có lẽ bình thường người phụ nữ kia vốn chua ngoa đanh đá, thấy tôi còn trẻ mà dám dạy dỗ chị ta, mới nói vào giọng thách thức:"Ai có não chẳng biết trẻ con đều ương bướng, sau này, con trai cô ương bướng thì cô bóp chết nó hay là bỏ rơi nó hả ?"
Chị ta làm tôi giận đến tức cười. Tôi nghiêm túc trả lời :" Nếu con trai tôi quá ương bướng làm vậy nơi công cộng, chắc chắn tôi phải bênh con mình rồi."
Người phụ nữ kia cười khẩy :" Ờ, đúng rồi, chính cô cũng như thế còn mặt dày mà dạy bảo người khác ?"
Tôi thong thả nói với chị ta, :" Nếu con của tôi vô đạo đức, điều này chứng tỏ bản thân tôi vô đạo đức, không biết cách dạy con, chắc chắn tôi là người giống chị, cho nên khi gặp phải rắc rối tôi cũng phản ứng giống chị. Không lẽ lúc dạy con tôi hồ đồ, khi con tôi gặp rắc rối tôi liền trở nên sáng suốt , thông tuệ ? Còn nếu tôi là người sáng suốt thông tuệ, tôi sẽ không bao giờ dạy con như chị. Vậy con tôi làm sao có thể gặp rắc rối được chứ ?"
YOU ARE READING
Khí chất bao nhiêu hạnh phúc bấy nhiêu- Vãn Tình
SpirituellesHãy sống như một trái dứa, đầu đội vương miện, bên ngoài gai góc, bên trong ngọt ngào....