Gia Định và đất Sài Gòn...

26 2 0
                                    

" Phủ Gia Định, Phủ Gia Định,

nhà đủ người no chốn chốn;

Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn,

ở ăn vui thú nơi nơi... "

( G I A  Đ Ị N H  P H Ú )

  Gia Định cái tên thường " nghe kèm " với địa danh Đồng Nai :" Nhà Bè nước chảy chia hai / Ai về Gia Định Đồng Nai thì về ".

  Theo tác giả Huỳnh Minh, từ năm 1968, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, vị kinh lược đầu tiên ở miền Nam, đã chia Phiên Trấn Dinh thành Phủ Gia Định và huyện Tân Bình. Phủ Gia Định bao gồm cả vùng đất đặt Dinh Phiên Trấn. Đến năm 1970, sau khi thu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành và mệnh danh nơi này là Gia Định Kinh.

  " Địa vị " và " cấp hàm " của Gia Định thay đổi theo thời thịnh trị của vua Gia Long và chiến sự. Năm 1802, sau khi công thành danh toại, vua Gia Long hạ cấp từ " Gia Định Kinh " còn " Gia Định Trấn ", rồi xuống cấp dần dần chỉ còn " Gia Định Thành ", " Tỉnh Gia Định ". Từ năm 1866, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn, cũng là địa bàn cũ của tỉnh Gia Định nhưng không chia thành phủ huyện mà chia thành bảy hạt tham biện, trong đó có hạt Sài gòn. Đến năm 1885, Pháp đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định để phân biệt với thành phố Sài Gòn. Và không biết  buồn tình chi nữa, từ năm 1889, hạt Gia Định có tên là tỉnh Gia Định - một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Gia Định như " ôm " Đô thành Sài Gòn trong lòng - rộng 1.499km vuông với 1.282.000 dân, chia ra tám quận là Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình, và Thủ Đức. Những thị trấn quan trọng là Bà Chiểu ( xã Bình Hòa ), thị trấn Phú Nhuận ( xã Phú Nhuận, quận Tân Bình ), thị trấn Thị Nghè ( xã Thạnh Mỹ Tây )... Tòa Hành Chánh tỉnh Gia Định đặt tại Bà chiểu ( nay là Trụ Sở ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thạnh ). Thời đó, tỉnh Gia Định có những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng như : Lăng Ông Bà Chiểu, Lăng và miếu thờ khâm sai Nguyễn Văn Học, Lăng Phú thành và đền thờ Trương Tấn Bửu, Lăng và đền thờ quận công Võ Tánh. Và thời ấy, nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt ( nay là trường Võ Thị Sáu ) cũng nổi tiếng là học giỏi khắp vùng Gia Định ( nay là trường Đại học Mỹ Thuật ) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam, bệnh viện Nguyễn Văn Học ( nay là bệnh viện Nhân dân Gia Định ) là bệnh viện lớn nhất của tỉnh Gia Định, là nơi các bác sĩ y khoa tương lai của Sài Gòn - Gia Định đến thực tập... Cho đến năm 1976, tỉnh Gia Định hợp nhất vào Đô Thành Sài Gòn để trở thành Thành phố Hồ Chí Minh. 

  Vài dòng như vậy để thấy rằng hai chữ Gia Định ấy đã gắn liền với lịch sử hình thành Sài Gòn và con người Sài Gòn. Dân Gia Định xưa, không ai không nghe danh Gia Định Tam Gia Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức - người đã  " vẽ " lại lịch sử Gia Định - Sài Gòn qua quyển Gia Định Thành Thông Chí , nhờ vậy người Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh hôm nay mới biết rõ tường tận vùng đất Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Cả ba người đều là học trò của một bậc túc nho tài danh Gia Định xử sĩ Sùng Đức Tiên Sinh Võ Trường Toản. 

  Đất Gia Định cũng từng là bãi chiến trường tô thắm máu đào của hai dòng họ Nguyễn đối đầu, nồi da xáo thịt. Nơi đây cũng từng là chiến tuyến oai hùng của nhân dân miền Nam chống lại giặc Pháp xâm lược. Hai chữ Gia Định suốt ba trăm năm qua cũng đã hằn sâu vào kí ức của biết bao thế hệ.

  Nhưng tiếc thay, khi sát nhập vào Sài Gòn, trở thành Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, tên Gia Định đã mất đi và không được các cấp hàm văn hóa và lịch sử nhắc đến. Hình như họ đã quên Gia Định ? May thay, người ta còn biết đến hai chữ Gia Định là nhờ rạp hát Gia Định ( Cao Đồng Hưng cũ ) , bệnh viện nhân dân Gia Định. Xin cảm ơn ai đã để lại tên cho hai công trình thuộc loại văn hóa và y tế này.

  Nên chăng, trong những lúc đặt thêm tên đường, tên hẻm hay một số cồng trình văn hóa gì đó mong rằng các vị có trách nhiệm - dù không phải là người sinh ra nơi đất Sài Gòn hay Gia Định này, hãy một lần nhớ đến hai chữ Gia Định cho khỏi phụ lòng đức Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Sài Gòn - Khâu Lại Mảnh Thời GianNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ