Cuối thu mưa to lạnh lẽo khiến cho tâm trạng con người trở nên tệ hại y hệt như thời tiết vậy.
Đã hai tháng rồi không mưa, cuối tuần Thượng Hải nghênh đón cơn mưa lớn, dầm dề cả đêm. Đi vào ngõ nhỏ, những hạt mưa không ngừng theo mái hiên nhiễu xuống, gõ lên nền gạch.
Nam Tinh nâng ô lên che, nhìn qua làn mưa, gác chuông kiểu dáng Tây Âu khi xưa vẫn còn tồn tại sừng sững phía xa, quá mức xa xôi lại tựa như ngay tại cuối ngõ nhỏ.
Một người đàn ông đang ôm vật gì đó ở trong lòng băng qua màn mưa tiến vào một ngõ cũ ở Điền Tử Phường, sau lưng có một con chó lớn lông vàng đi theo, cùng nhau bôn ba trong mưa.
Người phía trước đi rất chậm, ngõ hẻm lại chật hẹp, người đàn ông bước qua một vũng nước, chân dài đến ngạc nhiên. Nhưng con chó không biết cũng không có cách nào kêu người khác tránh ra, chạy rất nhanh, chân trần giẫm một cái lên vũng nước, bọt nước nhất thời văng tung toé, bắn trúng ống quần Nam Tinh vất vả giữ sạch cả một đường.
Nam Tinh nhíu mày một chút nhìn phía trước, muốn gọi lại bồi thường việc con chó gây ra. Nhưng anh ta và con chó chạy nhanh như cướp, chớp mắt đã không còn thấy tăm hơi bóng dáng đâu nữa.
Người đàn ông băng nhanh qua ngõ hẻm địa hình khúc khuỷu, lướt qua hai vách tường rêu xanh, cắt ngang những hạt mưa rơi, chạy một mạch đến một căn nhà thoạt nhìn trước cửa cửa tiệm có chút dấu vết năm tháng.
Cánh cửa tiệm đó trước kia được sơn màu xanh lục, không biết đã trải qua bao nhiêu năm tháng mà màu sơn xanh của nước sơn bong tróc không ít, từng mảng, từng mảng một, nhìn rất khó coi. Nhưng ở phía trong lại không có chỗ nào khó coi cả, vừa vào cửa, hai bên trái phải đặt hai cái chân đèn bằng đồng hình người đời Hán, đối diện cửa chính là một pho tượng Phật uy nghi cao cỡ nửa người, một cái ghế ghế gỗ hoàng hoa lê (gỗ sưa) ở một bên, trong tiệm bày đầy những đồ cổ hình thù kì quái đủ mọi thời đại.
Ở trong mắt người không biết thì nơi này thực sự quỷ dị.
Ở trong mắt Khưu Từ thì đây đều là những đồ vật vô giá, dùng lời người xưa mà nói thì chính là có thể lấy cả đại hoàng ngư, tiểu hoàng ngư (1) để đổi báu vật.
"Leng keng, leng keng, leng keng."
Anh vừa vào cửa đã nghe thấy tiếng chuông đồng vang lên, nhưng nhìn dưới chân lại không thấy sợi dây nào mắc vào gây ra tiếng động cả. Có phải đồ cổ trong tiệm cảm ứng được không nhỉ? Nếu không thì tại sao lại không thấy dây. Anh cũng không quá bận tâm, gọi với vào bên trong: "Ông chủ Đào? Ông ở đâu, tôi có đem vài thứ đến nhờ ông chưởng nhãn (2) giúp đây."
Chưởng nhãn là thuật ngữ trong giới đồ cổ, muốn nhờ người thạo nghề giám định giúp một chút. Ông chủ Đào xuất thân từ gia đình làm nghề đồ cổ, là một đại tiền bối trong giới, có danh tiếng rất lớn ở giới đồ cổ nhưng lại hay ru rú trong nhà, thậm chí mấy năm nay cũng không ló mặt ra ngoài nhiều.
Một lúc sau, một cái cán tẩu thuốc vén rèm lên, xuất hiện một ông lão có thân hình tròn trịa, trên mũi ông đeo cái kính lão, mắt kính đã sắp trượt đến chóp mũi vậy mà cũng không thèm đẩy lên, cụp mắt nhìn xuyên qua mắt kính đánh giá người vào cửa, lão thở dài một tiếng nói: "Không cần ồn ào lớn tiếng."
YOU ARE READING
Trộm Mệnh
AventureTRỘM MỆNH Tác giả Nhất Mai Đồng Tiền Văn án Ly rượu Thao Thiết chứa đầy tham lam, lư hương Ngư Văn đốt cháy phản bội, đèn lồng hình người lượn lờ nửa đêm, đoạn hầu bảo kiếm quân vương ban cho. Chúng đều là những vật sống bị Diêm Vương lãng quên. Có...