Đề 9: PGS.TS Văn Như Cương từng gửi đến học trò của mình trong ngày khaitrường "Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũngchỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi". Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị vềcâu nói bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
Bài làm
Cuộc đời mỗi người luôn có rất nhiều những thử thách, khó khăn cần phải chinh phục. Vàtrong vô vàn những chặng đường đó có một vùng biển mênh mông, vô tận mang tên "tri thức" mà có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian để ta vượt qua. Nhiều người thường quan niệm rằng chỉ cầncon thuyền của họ chở đầy sách vở là có thể hoàn thành cuộc viễn dương đó, nhưng dường nhưđó vẫn chưa đủ. PGS.TS Văn Như Cương – vị thầy đáng kính của biết bao thế hệ học trò đã nhắngửi những lời chân thành nhất đến không chỉ các em học sinh mà còn tất cả chúng ta "Biển họclà mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ màthôi". Nếu so sánh những vùng biển gần bờ với cả đại dương mênh mông thì thật sự quá nhỏ bé, đặt chân đến đó chỉ giống như việc chúng ta đang tập làm quen với xung quanh để chuẩn bị chonhững khó khăn gấp vạn lần ở vùng biển rộng kia mà thôi. Và những kiến thức nằm trong sáchvở cũng vậy. Đó chỉ là nền tảng, là những thứ căn bản nhất còn tri thức của nhân loại lại vô cùngrộng lớn. Có được kiến thức ở sách vở, chúng ta đã có cho mình chiếc áo phao. Nhưng để điềukhiển một con thuyền còn cần đển cả năng lực lái tàu, kinh nghiệm...Như vậy, câu nói củaPGS.TS Văn Như Cương muốn truyền thông điệp đến mỗi chúng ta: Phải chuẩn bị cho mìnhnhững kiến thức thật tốt từ sách vở để đặt nền móng cho việc lĩnh hội tri thức và đồng thời cầnbồi dưỡng them năng lực, học cả trong cuộc sống, trong thực tế, việc thực hiện sóng đôi học vàhành là vô cùng quan trọng. Quả đúng là như vậy. Nếu chúng ta chỉ luôn giới hạn những hiểubiết của mình trong những trang sách, những kiến thức đã được quy chuẩn sẵn mà không biết tựtìm tòi, khám phá, suy nghĩ, sáng tạo hay không học vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễnthì mãi mãi trí óc cũng chỉ là một bức tượng vô cùng hào nhoáng nhưng vô hồn. Nhưng nếu chỉchú trọng vào thực hành, trải nghiệm nhưng kiến thức nền tảng lại rỗng thì sự thực hành rất dễsai lầm, lệch lạc, thậm chí gây nên những hậu quả khôn lường. Không ai thông minh, thành côngmà không có kiến thức và cũng không ai tài giỏi mà không có thực hành. Thiếu một trong haiyếu tố có thể khiến chúng ta trở nên lạc lõng so với thế giới. Đã có câu chuyện về cô kĩ sư điệntử có kiến thức chuyên môn rất uyên bác nhưng lại không biết đến điều đơn giản "Canh cua cóthể nấu với gì?". Nhiều người lên tiếng bảo vệ cô gái, có thể do cô làm việc bên nước ngoài nênkhông quen với những món ăn dân dã. Nhưng thử hỏi lẽ nào từ khi còn bé cô chưa bao giờ biếtđến món ăn này, dù có thể không biết nấu ăn nhưng hình ảnh của bát canh cua hẳn cô đã thấy.Và là một người Việt Nam, sinh ra lớn lên ở mảnh đất hình chữ S nhưng những món ăn truyềnthống cô cũng không biết. Cô có thể giỏi về chuyên môn nhưng chính phần kiến thức từ cuộcsống, từ trải nghiệm lại thiếu hụt một cách trầm trọng. Mỗi chúng ta cần chủ động, tích cực họchỏi bằng cuộc sống của mình. Có thể trong quá trình tích lũy tri thức sẽ có những vấp ngã, sailầm nhưng đó lại là khi cuộc đời cho chúng ta them một bài học về thực tế. Hãy luôn trang bị chomình cả kiến thức cơ bản từ những cuốn sách và cả những bài học mà cuộc đời dạy cho ta để cóthể vượt qua bất kì đợt sóng hay những thử thách trong quá trình chinh phục c tri thức nhân loại.