1. Old Boy (Review)

128 0 0
                                    

2003

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

2003.

Lại một năm bình thường của điện ảnh Hàn Quốc. Vẫn những cảnh tình cảm lãng mạn tràn ngập sức sống. Vẫn những màn điều tra phá án ngoạn mục của những diễn viên trẻ tài năng. Có lẽ năm nay sẽ trôi qua một cách bình yên nga~~~

Nhưng đéo.

Park Chan-wook, sau thất bại phòng vé nội địa với "Sympathy for Mr Vengeance", đã cho ra đời bộ phim kế tiếp mang tên Old Boy. Bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Nobuaki Minegishi và Garon Tsuchiya và đã trở thành tượng đài bất diệt trong nghệ thuật điện ảnh.

Phim kể về một kẻ bị bắt tạm giam vì tội say rượu khi lái xe, buộc người bạn thân phải đến bảo lãnh. Câu chuyện bắt đầu khi ngay sau đó hắn bị bắt cóc vô cớ và đem nhốt ở trong một khách sạn giới nghiêm nơi hắn được cung cấp thức ăn hằng ngày qua một cái lỗ chó cửa phòng.

Phân đoạn kế tiếp là những sự kiện tồi tệ nhất của cuộc đời hắn được truyền tải qua chiếc TV cũ trong phòng. Đau thương, tức giận, hận thù, từng biểu cảm của tài tử Choi Min-sik khiến người xem như trải qua mấy chục năm cuộc đời trong vòng mấy chục phút.

Hắn đã tự giải thoát khỏi căn phòng ấy. Hắn muốn báo thù. Hắn muốn tìm ra kẻ chủ mưu đã hại hắn và gia đình hắn. Hắn tìm ra tên kia. Và rồi hắn biết được sự thật. Sự thật khiến mọi oán hận suốt 15 năm của hắn biến thành nỗi sợ hãi, tuyệt vọng. Bộ phim kết thúc với cái chết của tên "phản diện" và cuộc sống mới của "người hùng" chúng ta, nhưng, thực sự mà nói, người hùng đã thua thảm hại từ lúc bộ phim bắt đầu cho đến tận cùng cái kết....

Với 3 màu sắc chủ đạo "báo thù", "bạo lực" và "giải thoát" bộ phim như một lời thách thức đến xã hội, đến công lý và thực thi công lý. Ai đúng ai sai trong câu chuyện đầy máu me và bạo lực này, cho đến bây giờ vẫn là dấu hỏi lớn từ các nhà phê bình cho đến những khán giả như tôi....

Điểm nhấn của Old boy là ở cách kể chuyện. Việc đạo diễn xáo trộn dòng thời gian là điều vô cùng sáng tạo và hiếm thấy trong điện ảnh nói chung, vì nếu không cẩn thận, bạn đã vô tình spoil hết sạch nội dung cuối phim ngay khi bộ phim mới bắt đầu. Điển hình của việc lạm dụng xáo trộn dòng thời gian là bộ phim Bird Box của đạo diễn Susanne Bier (sẽ đề cập sau).

Hình ảnh một vị doanh nhân bụng mỡ, chậm chạp, say rượu đan xen với một sát thủ sẵn sàng tung ra quyền cước chính xác, gọn gẽ, đẩy tính tò mò của người xem đến tột cùng. Những cảnh tượng đan xen như 2 bộ phim khác nhau nhưng lại dần dần liên kết với nhau để rồi bùng nổ tạo ra hiệu ứng phim ảnh không thể nào quên được.

....
Năm 2013, đạo diễn Spike Lee đã cho ra mắt một Old Boy phiên bản Mĩ với John Brolin và Elizabeth Olsen ( Thanos và Scarlet Witch) thủ vai chính. Vậy là bản remake của 1 bản remake của 1 bộ truyện tranh ra đời. Bộ phim, theo cá nhân tôi thấy, đã làm mất đi hoàn toàn 3 màu sắc chủ đạo của Old Boy. Yếu tố "báo thù" và "giải thoát" bị lược bỏ hết các tầng ý nghĩa vốn có của manga và bản 2003 để dẫn ngưòi xem đến 1 ranh giới rõ ràng của tốt và xấu.

Old boy không có tốt và xấu! Chỉ có những con người vùng vẫy trong bùn lầy tội lỗi và tìm ra lối thoát cho cuộc sống của mình. Kết thúc mở của Old Boy là minh chứng cho mục đích sống ấy, không ai biết được họ sẽ ra sao...

Một điều mà bản Old Boy 2013 thất bại với thị hiếu đại chúng là cảnh hành động. Góc quay rộng sáng sủa thay vì chật hẹp, tối tăm khiến pha tàn sát đầy thù hận này trông như một bộ phim siêu anh hùng. Chưa kể bối cảnh Old Boy 2003 là Hàn Quốc vào những năm các băng đảng xã hội đen vẫn hàng ngày thanh toán nhau bằng dao búa gậy gộc. Việc tái hiện các cảnh đánh nhau ấy ở Mỹ trông....vô lý vl ra. Có súng mà -_-

Vậy nên hãy bỏ qua Old Boy bản Mỹ này.
....

Thang điểm: 10/10

👏 Movies Review 👏Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ