11. Stranger than fiction (Spoiler review)

24 0 0
                                    

2006 cũng là một năm bận rộn của nền điện ảnh phương tây

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

2006 cũng là một năm bận rộn của nền điện ảnh phương tây. Những tên tuổi như Johnny Depp, Anne Hathaway, Djimon Hounsou, Jason Statham,  sau thời gian dài đóng vai phụ đều ra mắt với vai trò nhân vật chính trong phim và trở thành ngôi sao tầm cỡ cho đến tận bay giờ. Đây cũng là năm mà cuộc chiến với Al Qaeda và nội chiến khu vực Trung Đông xảy ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những nhà làm phim nắm bắt được yếu tố này và trong khi tin tức chiến tranh được phát triền miên, họ cũng cho ra mắt những bộ phim chủ đề chiến tranh, về chủ nghĩa dân tộc hay phim hành động điệp viên đấu súng kinh điển. Một năm đầy bạo lực, có thể nói như vậy.

Đó có lẽ là lý do đa phần các phim hài nhẹ nhàng, lãng mạn lại trở nên mất giá và may mắn thay, chúng được các kênh HBO, Cinemax hay StarMovie (giờ là Fox) mua bản quyền phát vô cùng sớm để đến tay người xem trước cả những bom tấn kia. Đó là câu truyện mang đến bộ phim Stranger than fiction này.
.........

Một ngày bình thường của nhân viên Sở thuế vụ Harold Crick bắt đầu. Thức giấc, đánh răng, ăn sáng, đi lại, tất cả đều được Harold tính toán tỉ mỉ thời gian bằng chiếc đồng hồ đeo tay, giống như một con robot vậy. Trên đường đi thu thuế, đồng hồ của anh bị đơ và anh đã hỏi giờ một người bên đường để chỉnh lại. Bỗng nhiên, một giọng phụ nữ lạ vang vọng trên không trung và đáng sợ hơn, cô ta tường thuật lại mọi việc Harold đang và sẽ làm giống như người kể chuyện văn học vậy. Giọng nói đó còn dự báo về cái chết của anh trong tương lai rất gần, rằng anh không cách gì ngăn chặn được.

Harold đến gặp một giáo sư theo lời đề nghị của bác sĩ tâm lý. Giáo sư này sau khi nghe thuật lại đã cho anh những lời khuyên rất hay: rằng nếu giọng nói này là  của một tác phẩm văn học, vậy hãy xem mình là nhân vật chính; hãy xem xem đó là câu chuyện hài hay cậu chuyện bi kịch để định hướng cuộc sống của mình.

Harold đến gặp khách hàng của mình là cô Ana Pascal và kì diệu thay, họ yêu nhau. Ana muốn Harold nếm thử bánh quy nhưng Harold từ chối vì nghĩ rằng cô đang hối lộ anh. Câu chuyện bỗng quay ngoắt 180 độ khi cô đuổi anh ra khỏi nhà, không muốn gặp anh nữa. Giọng nói trong đầu  tường thuật mọi chuyện khiến anh phát điên.

Nhớ lại lời khuyên của vị giáo sư, Harold khẳng định mình đang là nhân vật chính của một câu chuyện bị kịch. Ngày hôm sau, anh quyết định ngồi ở nhà với mong muốn thay đổi số  mệnh, nhưng một xe cẩu tưởng nhầm nhà anh với nhà đối diện, húc vỡ một bên tường thậm chí suýt giết chết anh. Vị giáo sư biết chuyện đã nhận định rằng Harold không thể thay đổi kết thúc bi kịch, rằng đó là định mệnh của anh và mong anh hãy tận hưởng cuộc sống hết mức có thể cho đến lúc chết.

Chấp nhận điều đó, Harold xin tạm nghỉ việc để đi du lịch. Anh trở nên thân thiện hơn với Dave- vị đồng sự mà anh trước giờ không có thiện cảm. Anh giành thời gian học đánh đàn, hoàn thành tâm nguyện hồi nhỏ. Anh quay trở lại hẹn hò với Ana và thành công. Giọng nói trong đầu anh cũng như trở nên lạc quan hơn. Nhận ra cuộc sống của mình không hề tệ, anh đến gặp và chia sẻ với vị giáo sư. Giáo sư rất đỗi vui mừng cho rằng anh đã thay đổi vận mệnh của mình, cho đến khi anh kể với ông về sự tương đồng giữa giọng nói lạ với một nhà văn nổi tiếng trên TV lúc đó là bà Karen Eiffel. Những cuốn sách nổi tiếng của nhà văn này, đều kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính.

Ở một tòa nhà trống trải, Karen đang viết những dòng cuối cùng để kết liễu nhân vật chính, hoàn tất cuốn sách tiếp theo. May mắn thay, Harold đã liên lạc được với bà và kể lại mọi chuyện. Chuyện Harold kể khiến bà rất ngạc nhiên, nhưng dần dần chuyển sang kinh hãi vì có lẽ, những cuốn sách trước của bà đã thực sự giết người!! Một sự việc xảy ra ngoài đời khi bà hoàn thành một câu hoàn chỉnh miêu tả về nó. Lý do duy nhất Harold còn sống là vì ở dòng cuối cùng miêu tả cái chết nam chính, Karen chưa gõ dấu chấm hết câu khiến câu văn chưa hoàn chỉnh.

Bà muốn Harold đọc cái kết đó nhưng anh từ chối và đưa về cho vị giáo sư -người đồng thời là fan trung thành của Karen. Vị giáo sư sau khi đọc trọn bộ bản thảo cuốn sách đã khen nó là "tuyệt tác văn học", rằng cái chết của nam chính trong truyện là vô cùng chặt chẽ và hoàn hảo. Vị giáo sư này cho rằng anh đang sợ nên đã ra sức trấn an: đừng sợ cái chết không tránh khỏi, ít ra, đây là cái chết vô cùng đẹp và ý nghĩa với nhân vật Harold trong truyện.

Harold nghĩ lại cuộc đời mình: vô vị, nhàm chán, nhờ sự kiện kì lạ với giọng nói đó mà anh đã có những ngày tháng đẹp nhất cuộc đời. Anh tự mình đọc hết cuốn sách đó rồi quay lại gặp nhà văn Karen, cảm ơn bà vì cái kết đẹp và mong bà giữ y nguyên như những gì đã viết. Harold cảm thấy thoải mái, anh trở lại với người yêu, tận hưởng đêm cuối cùng cuộc đời....

Ngày hôm sau, Harold chuẩn bị đi làm bình thường. Giọng nói vang vọng kể chuyện cùng lúc tiếng gõ phím của nhà văn Karen vang lên viết nốt những câu chữ cuối cùng. Đồng hồ của Harold bị nhanh 3 phút (kể từ hôm chỉnh giờ đầu phim) khiến anh đến điểm chờ xe bus sớm hơn mọi khi. Và chuyện gì đến cũng phải đến. Một cậu nhóc ngã ngay trước đầu xe bus lao nhanh và không chút do dự, Harold đẩy cậu ra và va mạnh và đầu xe bất tỉnh.

Harold không chết. Anh tỉnh lại trong bệnh viện biết rằng mảnh vỡ chiếc đồng hồ đã che chắn động mạch trụ, giúp cầm máu đủ lâu cứu mạng anh. Ana cảm ơn trời phật vì đã cứu sống Harold còn anh đã biết, số phận mình đã được thay đổi bởi một ai đó....

Ở một nơi khác, vị giáo sư đến gặp nhà văn bày tỏ ông đang cảm thấy tiếc nuối vì "Harold" trong truyện không chết, rằng cái chết của nhân vật này mới khiến câu chuyện đẹp hơn nhiều. Karen chỉ cười trừ, nhận lỗi, nhưng bà cho rằng nhân vật chính của bà vốn phải chịu một cái chết bất ngờ, chứ không phải là tự nguyện.
........

Kết thúc phim có thể hơi hụt hẫng cho đến khi bạn nhận ra Harold không phải nhân vật chính. Các tác phẩm của nhà văn Karen đều kết thúc bằng việc nhân vật chính chết thảm, chết kiểu bi tráng. Vì đó là phong cách của bà này. Vậy vì sao bà lại từ bỏ quy tắc viết truyện đó đối với tác phẩm này? Bà ấy không bỏ, nhân vật chính của câu chuyện này vẫn chết bất ngờ và đầy bi kịch. Nhân vật chính đó là cái đồng hồ mà Harold mang kè kè bên người. Nó là hình ảnh phản chiếu của Harold, phản ánh dự gò bó, lập trình sẵn của cuộc đời Harold. Vậy nên với câu truyện, nó đã chết thảm nhưng với người xem và nhà văn Karen, nó là bi kịch mà bà muốn cũng như bi kịch cần thiết để cứu sống Harold, cứu anh khỏi cuộc sống ban đầu và hơn hết, cứu anh khỏi số phận kì lạ.

Không có hành động giật gân, không có những pha đấu trí gay cấn, chỉ với những câu thoại đơn giản với một cốt truyện sáng tạo, "Stranger than fiction" là bộ phim nghệ thuật xứng đáng nằm ở top 10 phim hay nhất mọi thời đại theo ý kiến cá nhân tôi. Một bộ phim không hề kén chọn ngưòi xem cả về độ tuổi lẫn trình độ, điều mà các nhà làm phim bây giờ đang hướng tới. Đôi khi, đơn giản lại là quá đủ.

Thang điểm: 10/10.

👏 Movies Review 👏Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ