Chap 2: Suy đoán, một môn khoa học

18 0 0
                                    

Như đã hẹn, ngày hôm sau chúng tôi cùng đến thăm căn hộ ở số nhà 221B phố Barker. Căn hộ gồm hai phòng ngủ tiện nghi và một phòng làm việc rộng lớn, thoáng mát, đồ đạc bày biện vui mắt, ánh sáng bên ngoài rọi vào khung cửa sổ lớn. Căn hộ vừa ý chúng tôi lắm và giá cả cũng vừa túi tiền. Chúng tôi nhận ngay. Tối hôm ấy, tôi mang đồ đạc đến và sáng hôm sau, Holmes cũng chuyển đến với nhiều hòm xiểng và vali. Sau hai ngày đầu bận rộn xếp nơi ăn chốn ở cho thuận tiện, chúng tôi nhanh chóng quen dần với chỗ ở mới.

Holmes sống yên tĩnh với những nếp sinh hoạt đều đặn. Không mấy khi anh còn thức sau mười giờ tối và sáng nào khi tôi dậy, anh cũng đã ăn sáng và đi đâu rồi. Đôi khi anh ở lì cả ngày trong phòng thí nghiệm, khi khác thì ở trong các phòng phẫu tích, và thỉnh thoảng có những ngày anh đến những khu phố nhớp nhúa nhất trong thành phố. Nhưng thỉnh thoảng, anh nằm dài trên chiếc sofa trong phòng làm việc mấy ngày liền, suốt từ sáng đến tối không hé răng nói một lời nào và hầu như không có một cử động nào.

Sự quan tâm và tò mò ban đầu của tôi muốn biết mục đích các công việc của anh mỗi ngày mỗi thôi thúc tôi hơn. Vóc người anh nhỉnh hơn một mét tám mươi, nhưng mảnh khảnh cho nên trông có vẻ cao hơn thế nhiều. Đôi mắt sắc sảo lanh lợi, cùng với sống mũi thanh mảnh, hơi khoằm khiến cho nét mặt mang một vẻ nhanh nhẹn và quyết đoán. Cái cằm vuông chìa ra phía trước tỏ ra đây là một con người kiên quyết.

Anh không theo học một lớp nào khả dĩ đem lại cho anh một bằng cấp trong bất kì một lĩnh vực khoa học nào đó. Tuy vậy, sự say mê nghiên cứu của anh trong một số lĩnh vực thật là đặc biệt, và trong giới hạn nhất định, các hiểu biết của anh rộng lớn, đến nỗi những ý kiến của anh làm tôi rất đỗi kinh ngạc. Những người tự học theo lối cóc nhảy không mấy khi có những tri thức đặc biệt chính xác.

Mặt dốt nát của anh cũng đặc sắc không kém gì mặt thông thái của anh. Về nền văn hóa đương thời, triết học và chính trị, xem chừng Sherlock Holmes biết rất ít. Sự kinh ngạc của tôi lên đến tột đỉnh khi tôi phát hiện ra Holmes không biết nhiều về học thuyết Copernic và cấu tạo của hệ mặt trời. -Anh ngạc nhiên à? Khi đã biết lý thuyết ấy rồi, tôi sẽ ra sức quên nó đi.

-Quên nó đi?

-Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng trống rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào trong đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được. Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian buồng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc, cái nào cái nấy sắp đặt một cách hết sức ngăn nắp. Thật là sai lầm nếu cho rằng cái gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co giãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận được một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã co0s trong óc. Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích, chúng sẽ đẩy đi mất những điều có ích.

-Thế nhưng hệ mặt trời... -Tôi phản đối.

-Nó can gì đến tôi? -Holmes cao giọng. -Nếu chúng ta xoay chung quanh mặt trăng thì công việc của tôi có gì khác đâu?

Sherlock Holmes I Vụ án 1: Chiếc nhẫn tình cờWhere stories live. Discover now