Hà Giang 1945

232 33 9
                                    

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 không hề chậm trễ, Nhật đảo chính Pháp, nắm toàn bộ chính quyền. Một vài người nghĩ thời cơ cách mạng đã đến, nhưng chưa, chưa đủ. Pháp còn thua Nhật thì nói gì đến ta. Nhật tàn bạo hơn cả Pháp, chúng thật sự nuốt tươi Việt Nam. Khổ ải chồng chất không có dấu hiệu dừng.

Nạn đói ngày càng khủng khiếp. Con số người chết đã lên đến hai triệu. Xác người chồng chất nơi nơi, mùi xác phân hủy đâu đâu cũng có, người ta phải dùng khói để hun làm át mùi thối.

Ám ảnh.

Nỗi ám ảnh đó khắc ghi vào trong ký ức mỗi con người như một cơn ác mộng không dứt. Nhưng điều kỳ diệu khiến cả Pháp, cả Nhật, cả thế giới kinh ngạc là dù chết vì đói, đồng bào ta vẫn không hề giết người mình nuốt miếng thịt sống đó. Bởi vì máu tươi chảy trong người đồng bào Việt Nam là cùng một cội, cùng một nhịp đập, nói cùng một thứ tiếng linh thiêng. Há nào có thể giết nhau để sống còn? Hoạn nạn mới thấy chân tình.

Hà Giang tháng tư năm 1945.

Vào tháng tư, mùa tam giác mạch vừa tàn. Trên sườn núi chỉ còn cây không hoa. Dù nói nạn đói hoành hành ở miền xuôi nhưng thoang thoảng trong gió Hà Giang cũng có mùi xác thối. Nhật vì xem nơi đây là miền núi không quan trọng nên không áp dụng chính sách khai thác ở đây, cũng cho là một điều may mắn đi.

Được lệnh hành động của Đảng, chiến khu hoạt động mạnh mẽ, các lực lượng cách mạng được bổ sung liên tục. Hôm nay căn cứ ở Hà Giang lại đón một đội mới được điều đến. Thiên Yết cùng đồng đội chờ người đến, anh bỗng nhớ đến lời nói của em trước khi rời đi lần đó. Đã mười tháng, em đi mang theo tâm tư của anh về lại Hà Nội, người ở Hà Giang chẳng qua chỉ là một chút ý thức còn sót lại. Điều đó càng khiến anh hết lòng cống hiến cho cách mạng. Chẳng ai biết khi nhận được lệnh hành động anh đã mừng đến nhường nào. Thiên Yết cược, anh mang hai thứ quý giá nhất cuộc đời mình ra cược. Đó là sinh mạng và tình yêu. Hoặc một mất một còn hoặc cả hai...đều mất.

Xử Nữ quả thật có trong đội người mới đến, em đã thực hiện lời hứa với Thiên Yết. Em gầy hơn lần trước khá nhiều. Môi cười dịu dàng với anh nào đâu còn cô gái rạng rỡ ngày trước mà trầm ấm hệt ngọn nến nhỏ bé. Nhưng nhìn sâu trong đôi mắt em, anh lại thấy nỗi mất mác to lớn đến mức như tảng đá che đi ánh sáng chiếu đến. Thiên Yết biết, lần thứ hai đến Hà Nội, anh đã thấy loại ánh mắt của em.

- Chú Yết, đợt này em có thể ở lại Hà Giang luôn, không về Hà Nội nữa.

Bước bên cạnh anh, Xữ Nữ vu vơ nói.

- Sao lại không về? Chẳng phải còn bác Lan à?

Thiên Yết ngạc nhiên.

- Mẹ em...theo bố rồi. Mẹ không qua khỏi nạn đói.

Anh dừng bước, quay sang ôm em vào lòng. Nước mắt từ khi nào tràn mi rơi dài trên khuôn mặt nhỏ nhắn.

- Cả mẹ cũng bỏ em. Bây giờ em chỉ còn chú. Chú đừng bỏ em...xin chú đấy.

- Sẽ không.

Bàn tay gầy của Thiên Yết dịu dàng vuốt lưng Xử Nữ. Em nấc nghẹn từng cơn. Dường như đã lâu lắm rồi em ôm nỗi đau này trong lòng, để nó cấu xé trái tim nhỏ bé đến vỡ vụn, từng chút một nuốt đi linh hồn. Khi bố hy sinh, em không buồn như thế này. Bởi vì bố không phải lúc nào cũng hiện hữu trong nhà, không phải mỗi khi em mở mắt ra sẽ thấy bố, nhắm mắt lại cũng thấy bố cuối cùng. Tuổi thơ em lớn lên thiếu vắng tình thương của một người bố. Nhưng mẹ thì khác. Mẹ lo cho em từng miếng cơm manh áo. Lúc nào cũng lo em chạy đông chạy tây bị thương tổn. Ngày ngày trong nhà đều có mẹ. Đến một ngày không còn tiếng nói mẹ đủ để giết chết thần trí em đến mức nào. Mẹ Xử Nữ qua đời vì đói, vì nhường cho em miếng cơm cuối cùng. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng mẹ cười nhẹ, dường như mẹ thấy bố, bố đến đón mẹ. Cả bố, cả mẹ của Xử Nữ đều lần lượt ra đi bởi chiến tranh, để lại cho em một sức mạnh to lớn cũng để lại một lỗ hổng trong tâm trí em. Một nửa linh hồn em chết rồi, theo bố mẹ về trời, nửa còn lại em để ở nơi anh và nơi đất nước anh yêu.

[ Thiên Yết - Xử Nữ ] Mạt ThếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ