1. Một bản chứng từ kế toán cần:
a. Chứng minh tính hợp pháp, hợp lí của nghiệp vụ kinh tế
b. Cung cấp thông tin về nghiệp vụ đã xảy ra
c. Thể hiện trách nhiệm của các đối tượng có liên quan
D. Tất cả các trường hợp trên
2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán:
a. Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán
b. Cung cấp thông tin cho quản lý
c. Là căn cứ ghi sổ kế toán
d. Là căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh tế
E. Tất cả các nội dung trên3. Khi xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng, giá ghi trên Phiếu xuất kho là:
a. Giá bán chưa có thuế GTGT
b. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT
C. Giá vốn
d. Không phải các loại giá trên4. Khi đơn vị bán sản phẩm, hàng hóa thì giá ghi trên Hóa đơn là giá:
a. Giá thị trường
B. Giá thỏa thuận giữa đơn vị và người mua
c. Giá vốn
d. Không có trường hợp nào5. Khi đơn vị mua vật liệu, dụng cụ, hàng hóa, TSCĐ thì giá ghi trên hóa đơn là:
a. Giá thị trường
b. Giá vốn của người bán
C. Giá thỏa thuận giữa đơn vị với người bán
d. Không có trường hợp nào6. Chứng từ kế toán:
A. Chỉ được phép lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh
b. Được lập khi có yêu cầu của các bên có liên quan trong nghiệp vụ
c. Có thể được lập lại nếu bị mất hoặc thất lạc
d. Các câu trên đều sai7. Hóa đơn bán hàng của đơn vị có thể là:
a. Hóa đơn theo các mẫu in sẵn
b. Hóa đơn điện tử
c. Hóa đơn in từ máy
d. Tem, vé, thẻ in sẵn giá thanh toán
E. Tất cả các loại trên8. Các loại chứng từ nào sau đây có thể dùng để ghi sổ kế toán:
a. Chứng từ gốc (chứng từ thực hiện)
b. Chứng từ mang mệnh lệnh của thủ trưởng đơn vị
c. Chứng từ thủ tục kế toán
d. a và b
E. a và c.9. Liên chứng từ là:
A. Các tờ trong cùng một số chứng từ
b. Các chứng từ có nội dung giống nhau
c. Các bản sao y bản chính của chứng từ gốc
d. Các câu trên đều sai10. Hóa đơn lập khống là:
a. Hóa đơn được kí trước khi hoàn thành nghiệp vụ kinh tế
B. Hóa đơn đã lập nhưng nội dung giao dịch là không có thực
c. Hóa đơn có số tiền khác với số tiền thực tế trong giao dịch
d. b và c
e. Các câu trên đều đúng11. Theo nội dung kinh tế, chứng từ kế toán có các loại như:
a. Phiếu thu, chi, nhập, xuất
b. Hóa đơn
C. Chứng từ mệnh lệnh
d. Cả (a), (b) và (c)
e. Cả (a) và (b)12. Theo địa điểm lập chứng từ, chứng từ kế toán có các loại:
a. Chứng từ bên trong
b. Chứng từ ban đầu
c. Chứng từ bên ngoài
d. Chứng từ tổng hợp
E. Cả (a) và (c)13. Theo công dụng, chứng từ kế toán có các loại:
a. Chứng từ ghi một lần
b. Chứng từ mệnh lệnh
c. Chứng từ chấp hành
d. Chứng từ ghi nhiều lần
E. Cả (b) và (c)14. Kiểm tra chứng từ là:
a. Tính giá chứng từ, ghi chép định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ
c. Hai câu trên đều đúng
d. Hai câu trên đều sai