lich su tam ly hoc

2.4K 3 0
                                    

Trên đây là phần trình bày của tớ có phần nào chưa chuẩn mong các bạn đóng góp, cảm ơn!

MỤC LỤC

I Lời Giới Thiệu và Lý Do Chọn Đề Tài

II Các Giai Đoạn Phát Triển của Tâm Lý Học

A Thời Kỳ Cổ Đại

1/ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập

2/ Hy Lạp

B Thời Kỳ Trung Cổ

1/ Các nước Ả Rập

2/ Các nước châu Âu

C Thời Kỳ Phục Hưng

1/ Ytalia

2/ Tây Ban Nha

D Tâm Lý Học Thế Kỷ XVII

1/ Nguồn gốc các hiện tượng tâm lý (R. Descartes và W. G. Lebniz

2/ Thuyết phản xạ của Descartes:

E Tâm Lý Học Thế Kỷ XVIII

1/ tâm lý học Anh

2/ Tâm lý học Pháp

3/ Tâm lý học các nươc khác

F Tâm Lý Học Đầu Thế Kỷ XIX Đến Năm 1879

1/ Thuyết phản xạ

2/ Thuyết về cơ quan cảm giác

3/ Thuyết đại não

4/ Tâm ý học liên tưởng

G Tâm Lý Học Từ Nam 1879 Đến Thế Kỷ XX

1/ Tâm lý hành vi

2/ Tâm lý học Gestalt

3/ Phân tâm học

4\ Tâm lý học hoạt động

III Phần Kết Luận Và Trích Dẫn Tài Liệu

I Lời Giới Thiệu và Lý Do Chọn Đề Tài

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về nhiều mặc có phần tăng lên. Trong đó nhu cầu về giải quyết các vắn đề tâm lý nói riêng và đòi hỏi của nghành Tâm Lỳ Học nói chung đang có vai trò hết sức quan trọng. Tâm Lý Học giúp con người giải quyết các vấn đề xã hội như: chữa các chứng bệnh tâm thần ở người, giải tỏa tâm lý, tư vấn, quảng cáo-tiếp thị, nghiên cứu tâm lý ở động vật...Nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn nghành Tâm Lý Học đã ra đời đang phát triển trên thế giới. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia đều xây dựng và phát triển nghành này với tư cách là một nghành độc lập, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển, các trường Đại Học đã mở khoa Tâm Lý-Giáo Dục và chú ý hơn đên nghành này. Để hiểu rõ hơn về lịch sử của nghành Tâm Lý Học- các giai đoạn phát triển của Tâm Lý Học thế giới trong phần này cho phép tôi được giới thiệu đôi nét về Các giai đoạn phát triển của Tam Lý Học. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ thể độc lập, hoặc - một cái nhìn gây tranh cãi hơn - được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người".Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Để lịch sử của Tâm Lý Học được nhìn nhận một cách khách quan đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần tôn trọng các quy tắc của nó như: Nguyên tắc lịch sử, Nguyên tắc khách quan khoa học, Nguyên tắc phát triển. Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc ghestal, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt. Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc cũng tin rằng một người phải được huấn luyện để có thể tự xem xét nội tâm của mình. Ngày nay, vị trí tâm lý học có vai trò quyết định đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa sức khỏe là sự tương tác của mối liên hệ giữa Xã hội-Thể chất-Tinh thần con người. Năm 1972 Leonchiev đã làm sáng tỏ khái niệm về nghiên cứu tâm lý con người dựa trên hay hướng đến hoạt động có đối tượng. Xây dựng liệu pháp tâm lý trên hoạt động tích cực của cá nhân. Yếu tố tiền đề quyết định đến hành vi và năng lực cá nhân đó phương tiện trong cấu trúc hoạt động có đối tượng của cá nhân trong môi trường nhất định. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Các Giai Đoạn Phát Triển của Tâm Lý Học trong phần trình bày này chắc chắn sẽ có nhiều thiếu xót mong các bạn đóng góp ý kiến để bài viết này hoàn thiện hơn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 31, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

lich su tam ly hocNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ