CUỘC SỐNG- MÓN QUÀ VÔ GIÁ

771 2 0
                                    

Trong cuộc sống có những việc nhân quả trước mắt, hình như nhắc nhở chúng ta mà mọi người không bao giờ để ý tới. Phật giảng: Sinh mệnh con người là vô thường, có tận sức tính toán thì cũng phải chết. Cũng giống như hạt sương buổi sớm, chỉ cần trút hết hơi thở là thân thể này đã trở thành cái xác không hồn rồi.
Xưa có một lão nhân, tạo tội và chết phải xuống địa ngục và sau khi đến gặp Diêm vương; ông trách Diêm vương không viết thư báo trước cái chết của ông để ông chuẩn bị để chuột tội, lại đột nhiên bắt ông chết, khiến ông không được chuẩn bị trước.
Diêm vương nói: nhiều người phải chết bất đắt kỳ tử (cái chết bất ngờ) còn ngươi đã được rất ưu ái lắm rồi "Khi mắt nhà ngươi mờ, là ta đã cấp bức thư đầu tiên cho ngươi; khi tai nhà ngươi lãng, là ta đã cấp bức thư thứ hai cho ngươi; khi răng nhà ngươi rụng, là ta đã cấp bức thư thứ ba cho ngươi. Thân thể ngươi ngày càng suy nhược, ngươi không biết ta đã viết bao nhiêu bức thư báo cho ngươi à? Có thể thấy ngươi không dụng tâm đọc, chấp mê bất ngộ. Giờ sao lại nói ta không viết bức thư nào cho ngươi?"
Lại có một thiếu niên cũng tạo tội lúc còn trẻ và chết lại phải xuống địa chịu phạt, sau khi chết đến lại gặp Diêm vương, cũng trách móc Diêm vương, nói: "Mắt tôi còn sáng, tai tôi còn thính, răng tôi còn sắc: tóm lại, thân thể rất là cường tráng. Diêm vương gọi tôi đến, cớ sao không viết trước một bức thư báo cho tôi biết để tôi chuẩn bị lấy phước để chuộc tội?"
Diêm vương đáp: "Ta đã từng viết thư cho ngươi rồi cơ mà! Ngươi không nhìn thấy hàng xóm phía Đông của ngươi, có người ba, bốn mươi tuổi đã chết; hàng xóm phía Tây của ngươi, có người mười, hai mươi tuổi đã chết; với lại, còn có đứa trẻ một tuổi hoặc con nít mới sinh đã chết; đây đều là ta viết thư cho ngươi đó!"
Kỳ thực, phàm là quanh mình phát sinh các chủng bất hạnh, thì đều là Thần đang nhắc nhở: lấy đó làm bài học; làm điều phi pháp, hành ác nhiều lần thì tự chuốc vạ vào thân, để từ đó khiến ta bỏ ác theo thiện để khi chết đi ta được đầu thai vào cõi trời hưởng phước. Phàm là quanh mình xuất hiện người tốt việc tốt, hay đọc một bài pháp thiện nào đó, thì đều là các Thần đang khuyến khích: phải học hỏi hướng thượng (cõi trời), lấy hiền làm thầy, lấy thiện làm vui, việc ở tại người!

Chúng ta hãy xem cỏi Ta Bà chỉ là chuyến du lịch, Tây Phương Cực Lạc mới là nhà là quê hương xứ sở của ta. Cỏi Ta Bà này chắc chắn không thể ở lâu, mà chỉ xem chơi mà thôi. Nếu là chuyến du lịch thì chúng ta phải vui vẽ với nhau, phải tự tại, phải hoan hỉ. Không có lý do gì mà phải ích kỷ, cãi vả, phiền não, không lý do gì chấp trước vô cái tham sân si. Phải buông xả tất cả để chuyến du lịch này được có tâm hoan hỉ an lạc. Đã là người cùng quê hương Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta nên giúp đở nâng đở nhau trong lúc xa xứ, trong chuyến du lịch ở cõi Ta Bà này. Bạn thử nghĩ xem, tất cả cảnh giới ở đây đều là tạm. Có thứ gì bạn có thể nắm bắt được, có cái nào bạn có thể giữ được? Mọi thứ đều không giữ đuợc, kể cả cái thân thể này của bạn cũng không giữ được, huống chi là vật ngoài thân. Thấy được sự vô thường ở đây, do đó chúng ta buông xả tất cả là điều nhất định phải làm. Buông xả nghĩa là buông xả ở nơi tâm, không chấp trước bất kỳ cái gì, thứ gì, chuyện gì, ái tình gì...cũng không chấp trước vào cái thân ta, bãn ngã của ta. Buông xả ở đây không phải là buông xã bổn phận trách nhiệm của ta. Mọi người làm tròn bổn phận trách nhiệm khi còn ở cõi Ta Bà này, nhưng trong lòng trong sạch không nhiễm một trần. Đó chính thật là buông xả, khi đó chúng ta sẽ có tất cả ở nơi Tây Phương Cực Lạc, nơi quê hương vĩnh cửu của ta, không sanh không diệt.
Qua lời giảng dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta phải ý thức được rằng, đời sống của mỗi người có hạnh phúc và thánh thiện hay không, không nằm ở sự nguyện cầu van xin, hay dựa dẫm vào một thế lực thần linh nào khác, hay ước vọng một sự che chở nào của thế lực bên ngoài, mà ở chính sự tu tập của chính mỗi người, nếu mỗi người biết tu tập chuyển hóa những nghiệp ác thành nghiệp thiện
Con người sinh ra trên cuộc đời này, có người được sống an vui hạnh phúc, có người lại chịu nhiều khổ đau bất hạnh, thiết nghĩ tất cả sự đau khổ hay hạnh phúc đều có sự tác động mật thiết của ý nghĩ, lời nói và việc làm của mỗi người. Nếu ai biết thực hành những thiện pháp thì sẽ hưởng được đời sống an lành hạnh phúc, còn trái lại nếu thực hành những pháp bất thiện thì sẽ tự chuốc lấy khổ đau. Như vậy, cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ là do chính mình quyết định, chứ không phải một ai khác can thiệp vào. Điều này được minh chứng qua lời dạy minh triết của Bậc Giác ngộ cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, lời dạy ấy được ghi lại trong kinh Tạp A Hàm thông qua cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và vua Ba Tư Nặc.
Kinh ghi chép rằng, một ngày nọ khi Đức Thế Tôn trú tại Kỳ viên Tịnh Xá, vua Ba Tư Nặc đến đảnh lễ bậc thầy tôn kính và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Những vị Bà-la-môn sau khi chết sẽ tái sanh trở lại dòng họ Bà la môn hay tái sanh vào nhà Sát lợi, Tỳ xá, Thủ đà la? để trả lời cho vấn đề này, Đức Phật đã nêu ra bốn hạng người ở đời: Thứ nhất, hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối; thứ hai, hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng; thứ ba, hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối; thứ tư, hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng.
Bốn hạng người này được giải thích như sau:
Thứ nhất: Hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối
Có những người sanh vào nhà thuộc dòng họ thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp thủ công hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại sống theo hạnh nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là sanh ra trong bóng tối. Ở nơi bóng tối này, người ấy thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào ác xứ đọa lạc, rơi vào trong địa ngục. Giống như người từ bóng tối đi vào bóng tối, từ nhà xí đi vào nhà xí, lấy máu rửa máu, bỏ ác lấy ác. Người từ bóng tối đi vào bóng tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ bóng tối đi vào bóng tối.
Thứ hai: Hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng
Những người sanh vào gia đình thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Như vậy gọi là sanh ra trong bóng tối. Nhưng người sống nơi bóng tối này, thân luôn làm việc lành, miệng thường nói lời lành, ý nghĩ đến điều lành; vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được tái sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời. Ví như người từ đi kiệu lên cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa tiến lên cưỡi voi; người từ bóng tối đi ra ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng.
Thứ ba: Hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối
Có người hiện đời sanh vào những gia đình giàu sang khoái lạc thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, dòng họ Bà-la-môn, dòng họ Trưởng giả, cũng như sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, thường nhóm họp quyến thuộc, thân tướng đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sinh ra từ ánh sáng. Nhưng từ nơi ánh sáng này, thân người ấy lại luôn làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, từ voi lớn xuống cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa xuống đi xe, từ xe xuống ngồi giường, từ giường bước xuống đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ ánh sáng đi vào bóng tối lại cũng như vậy.
Thứ tư: Hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng
Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,... cho đến hình tướng đoan nghiêm. Đây gọi là sanh ra từ ánh sáng. Từ nơi ánh sáng này, người ấy thân luôn làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào đường lành, được hóa thân vào cõi trời. Giống như có người từ lầu quán đến lầu quán;... cho đến từ giường đến giường; hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ ánh sáng đi vào ánh sáng.

Nhân-quả và Nghiệp báoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ