OSHO

1.4K 7 1
                                    

Với bản ngã là đam mê, với vô-bản ngã là từ bi. Với bản ngã có hùng hổ, giận dữ, độc ác; với vô-bản ngã có lòng tốt, chia sẻ, thương mến. Cho nên Saraha nói từ bi phải không được trau dồi. Nếu bạn có thể sống trong cái không, từ bi sẽ tuôn chảy ra từ bạn theo cách của nó.

Tôi đã từng nghe... Một người tới ông quản lí ngân hàng của mình để xin vay một khoản tiền. Sau khi ông ta đã đem bản tường thuật chi tiết tới, ông quản lí ngân hàng nói, "Theo nghĩa vụ thì tôi phải từ chối yêu cầu của ông, nhưng tôi sẽ cho ông một cơ hội vay được. Bây giờ... một mắt tôi làm bằng kính; nếu ông có thể nói cho tôi nó là mắt nào thì tôi sẽ ban cho ông món vay."
Ông khách hàng chăm chú trong vài khoảnh khắc và rồi nói, "Nó là mắt phải, thưa ông ấy."
"Đúng rồi," ông quản lí ngân hàng nói - ông ta không thể nào tin được vào điều đó, làm sao ông này lại đoán được điều đó. Ông ta nói, "Làm sao mà ông đoán được?"
"Thế này," ông khách hàng đáp, "nó dường như từ bi hơn cho nên tôi nghĩ nó phải là mắt kính."

Bản ngã, tâm trí tính toán, tinh ranh, chẳng bao giờ từ bi cả, không thể thế được. Trong chính sự tồn tại của bản ngã có bạo hành. Nếu bạn hiện hữu, bạn bạo hành. Bạn không thể bất bạo hành được. Nếu bạn muốn bất bạo hành, bạn sẽ phải vứt bỏ cái tôi của mình, bạn sẽ phải trở thành cái không. Bất bạo hành bắt nguồn từ cái không. Vấn đề không phải là thực hành nó; vấn đề là trở thành không ai cả, thế thì nó tuôn chảy. Chính khối chắn của cái tôi mới ngăn cản luồng chảy năng lượng của bạn bằng không thì từ bi là dễ dàng.

Saraha nói: Cái không và từ bi không phải là hai điều. Bạn là không và sẽ có từ bi. Hay bạn đạt tới từ bi và bạn sẽ thấy mình đã trở thành không, không ai cả.

Việc đặc trưng hoá sự tồn tại như cái không này là một bước tiến lớn hướng tới triệt tiêu bản ngã. Và đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Phật cho thế giới. Các tôn giáo khác cứ trau dồi, theo cách tinh vi, cho cùng bản ngã. Người ngay thẳng bắt đầu cảm thấy, "Mình ngay thẳng"; nhà đạo đức nghĩ, "Mình đạo đức hơn người khác." Người thực hành tôn giáo nghĩ bản thân mình mang tính tôn giáo hơn người khác. Nhưng đây tất cả đều là đặc tính của bản ngã, và những điều này chẳng ích gì cả, cho đến cùng.

Phật nói trau dồi không phải là vấn đề, nhưng hiểu biết, nhận biết rằng không ai cả trong bạn mới là vấn đề.

Bạn đã bao giờ nhìn vào bên trong chưa? Bạn đã bao giờ đi vào bên trong và nhìn quanh chưa? Có ai ở đó không? Bạn sẽ không thấy ai cả; bạn sẽ thấy im lặng, bạn sẽ không bắt gặp ai cả.

Socrates nói: Biết mình. Còn Phật nói: Nếu bạn đi tới biết, bạn sẽ không tìm thấy 'mình' nào cả; không có ai bên trong, có im lặng thuần khiết. Bạn sẽ không đâm vào bức tường nào cả, và bạn sẽ không bắt gặp cái ta nào cả. Nó là cái trống rỗng. Nó trống rỗng như bản thân sự tồn tại. Và từ cái trống rỗng đó, mọi thứ đang tuôn chảy; từ cái không đó, mọi thứ đang tuôn chảy.
***
Yêu

Nó ngụ ý ba điều.
Yêu có thể tồn tại chỉ như quan hệ thể chất...
thế thì chúng ta gọi nó là dục, và hầu hết mọi người vẫn cứ tin rằng đó là yêu. Nó chỉ là cái bắt đầu.
Kiểu thứ hai là cái gì đó sâu sắc hơn, mang tính tâm lí. Cái đó có thể được gọi là yêu... điều nhà thơ nói tới, điều nhạc sĩ hát về.
Nó không liên quan gì tới dục, nó chỉ là hấp dẫn từ lực giữa hai người. Cái gì đó diễn ra giữa hai người; họ đột nhiên cảm thấy dường như họ được làm ra cho nhau. Cái gì đó gần như cho họ cảm giác, "Không có người kia mình là một nửa không đầy đủ; có người kia mình đầy đủ." Cảm giác đầy đủ là phẩm chất thứ hai; cảm giác của việc là toàn thể, cả vòng tròn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 27, 2019 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Nhân-quả và Nghiệp báoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ