Mang đôi dép lào lẹp xẹp đi vào nhà, tôi bắt đầu làm tiếp bài tập còn dang dở chưa xong. Một tiếng rồi hai tiếng, tôi cũng chỉ lết được đến câu tám câu chín trong sáu mươi câu. Gập tài liệu lại, tôi ngồi chống tay bên ô cửa sổ để suy nghĩ. Suy nghĩ về một điều gì đó rất mơ hồ, xa vời vợi. Nói không đùa, tôi cũng đã từng có ước mơ trở thành một nhà báo nổi tiếng nhưng tôi nhanh chóng thoát khỏi cơn mơ đó khi nhìn lại chính mình. Thứ duy nhất có thể làm tôi vui lúc này có lẽ là bầu trời kia, bầu trời đầy sao mà tôi vẫn thường ngắm qua khung cửa sổ.
Màn đêm buông xuống làng quê chúng tôi, mọi thứ như chìm sâu vào trong giấc ngủ tĩnh mịch. Yên ắng đến mức con muỗi bay vo ve tôi cũng có thể nghe ra, hồi nhỏ tôi vẫn thường hay nói chuyện với những ngôi sao lấp lánh trên kia. Tôi tin vào một câu chuyện rằng những ngôi sao kia chính là do phép màu của thiên thần ban phước, suốt nhiều năm như vậy vẫn không hề thay đổi. Nhưng dường như hôm nay những ngôi sao cũng chẳng thèm bận tâm đến tôi, tôi buồn bực đóng cửa sổ lại.
Trải chiếc chiếu cối đã cũ mèm, tôi nằm dài xuống. Thực ra tôi vẫn thường hay đứng ngay khung cửa sổ không phải vì ngày nào cũng ngắm sao và mong được một phép màu mà tôi đang đợi một người, đó là mẹ. Khi nào mẹ về cũng là lúc tôi đã ngủ say, mẹ chỉ vội ăn bát cơm nguội còn sót lại rồi ôm bụng đói đi ngủ, sáng mai vất vả dậy từ ba giờ dọn dẹp nhà cửa rồi lại đi làm. Không biết từ bao giờ tôi thấy mẹ gầy đi, già đi và thương mẹ nhiều hơn. Ngôi nhà qua bao mưa nắng cũ kĩ này cũng chỉ có hai mẹ con tôi nương tựa qua ngày tháng. Đã hơn nhiều năm từ ngày tôi chào đời, tôi vẫn chưa biết mặt cha mình là ai, chưa gặp ông ấy lần nào.
Tôi muốn cho ông ấy biết được tôi đã ghen tị với mấy đứa có cha thế nào. Mỗi khi nghịch ngợm bị mắng đánh bằng roi mây một trận nhớ đời rồi lại được cha dỗ dành, mỗi lần bóng đèn hư cha sẽ làm nó sáng lại. Tất cả những điều đó tôi đều ao ước và thèm thuồng biết mấy nhưng chờ đã hơn nhiều lần, nhiều năm qua ông ấy vẫn chưa xuất hiện. Sự hụt hẫng và tiếc nuối từ một hai ngày động lại ngày càng nhiều, nhiều đến mức tôi đã không thể nhớ hết. Cái thiếu thốn đó khiến tôi như mất đi một phần nào đó ở chính mình, dần dần trở nên rụt rè nhút nhát và tự ti.
Tôi...vẫn luôn nghĩ về cái ngày mà khi hai má con gặp lại ông ấy. Cha có nhận ra tôi không? Ông ấy có ôm tôi vào lòng và nói: "cha xin lỗi, cha đã đi quá lâu." Giấc mơ đó cứ hiện hữu với tôi khiến tôi càng mong đợi lại càng thất vọng.
Khi tôi mở mắt thức dậy sau một giấc ngủ dài là một ngày mới. Dưới ánh ban mai bao trùm, mọi thứ dường như bừng sáng và có sức sống hơn hẳn. Tôi mở cửa sổ, đưa tay hứng nắng sớm.
- Reng, reng...reng reng
Tiếng chuông điện thoại dưới nhà kêu lên một hồi, tôi chạy xuống vội bắt máy. Từ đầu dây bên kia là giọng mẹ:
- Bình à!
Tôi dạ vâng đáp lại mẹ. Mẹ nói tiếp:
- Con ra ngoài bưu điện tỉnh chờ lấy quà nhe con, tiền má để ở trong hộc tủ.
Tôi ngạc nhiên, hôm nay có phải là ngày gì đâu sao tôi lại nhận quà.
- Quà của ai cơ? Hôm nay có phải sinh nhật con đâu.
Mẹ tôi nói khẽ qua điện thoại:
- Của cha Bình gửi về cho má con mình đấy Con nhớ ra bưu điện lấy nhe!
Mẹ vừa nói dứt câu, tôi đã vui mừng nhảy cẫng lên vì hạnh phúc vì sung sướng. Không biết cảm giác đó là gì nhưng nó khó tả lắm. Tôi vội xuống bếp ngặm ổ bánh mì rồi sửa soạn quần áo ra bưu điện tỉnh, cảm giác nôn nóng này còn hơn ngày tôi nhận được giấy khen ở trường. Khoác chiếc áo sơ mi kẻ sọc ngang, quần tây dài cùng đôi tông lào quen thuộc tôi dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng. Chạy trên con đường làng từ sớm, tôi cảm nhận được những tia nắng ấm áp chiếu qua từng kẽ áo, tiếng gió vi vu và cả tiếng tim tôi đập nhộn nhịp.
"Bưu điện tỉnh."
Tôi ngước nhìn hàng chữ đề trên tấm bảng to kia, hớn hở dắt chiếc xe đạp cà tàn vào bãi đỗ. Trước mắt tôi, khung cảnh nhộn nhịp người qua lại. Tôi đến quầy nhân viên, ngồi xuống ghế và bất ngờ khi chiếc ghế này có thể xoay được. Tôi và chị nhân viên nói chuyện cách nhau qua một lớp kính tráng mỏng, có một cái lỗ nhỏ để đưa đồ vào.
- Em muốn lấy đồ gì sao?
Chị nhân viên nhìn tôi hỏi, tôi rụt rè đáp lại:
- Em...em lấy đồ cha gửi từ trên thành phố về.
- Tên em là gì?
- Nguyễn An Bình.
Chị đưa tôi một tấm giấy nhỏ, màu hồng có đường dấu răng ở phía trên để điền thông tin. Tôi mở nắp bút nhanh nhạy điền vào tên và địa chỉ kèm số điện thoại.
- Tiền phí là một trăm năm mươi ngàn ạ?
- Em trả phí rồi mới lấy đồ được.
Tôi thò tay vào túi lục lọi mãi không thấy đâu, thôi chết tiền mẹ để trên bàn tôi vội quá quên mang theo. Tôi mò mẫm lại trong túi rồi nhìn về phía chị nhân viên:
- Chị ơi, chị cho em lấy đồ trước được không. Về rồi em mang tiền đưa lại chị.
- Em liên lạc người giám hộ tới trả tiền nha em, bên chị không thể cho em mang đồ về được.
- Nhưng...nhưng mẹ em đi làm khuya mới về, chị giúp em với.
Chị nhân viên nhìn tôi lắc đầu rồi tiếp tục làm việc. Tôi không biết thế nào đành ngồi đợi ở ghế chờ, một tiếng sau khi tôi hụt hẫng bước ra khỏi cửa bưu điện thì bắt gặp ai đó rất giống thằng Điền. Tôi tiến lại gần, đó là thằng Điền. Nhưng sao nó lại đến bưu điện vậy chứ? Tôi định chạy lại chỗ nó nhưng thôi, tôi sợ bị nó cười vì đến bưu điện mà quên mang tiền. Chưa kịp đến bãi đỗ xe, thằng Điền đã trông thấy tôi.
- Bình phải không?
Tôi quay người lại nhìn nó, cười cười:
- Bình đi lấy đồ cha gửi. Sao Điền ở đây?
- Điền đi nhận tiền thắng giải thưởng cuộc thi hôm trước.
Tôi nhìn nó gật gật, giọng nhỏ lại:
- Ò.
- Vậy quà cha Bình gửi đâu? Là gì vậy?
BẠN ĐANG ĐỌC
Trở Về Ngày Xưa Ấy
Short Story•Truyện ngắn: Trở Về Ngày Xưa Ấy (Dành cho lứa tuổi 11+) • Thiết kế bìa: Caelum • Hình ảnh: Internet • Văn án: Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn, Bình và Điền cũng không là ngoại lệ. Bình - cô gái "thành phố" trở lại làng quê nghèo sau những ngày tha hươ...