Thân xác hao mòn nằm dưới cánh đồng hoang, tay nắm chặt nhành hoa dại, máu tươi nhuộm đỏ thảm cỏ xanh. Chợt một màng trắng xoá bao trùm tầm mắt anh, thấp thoáng đâu đó là giọng nói run rẩy không thể nghe rõ.
Đông Anh kinh hoàng bật dậy, căn phòng tối tăm với nguồn sáng duy nhất là ánh đèn dầu lấp ló trên đầu giường. Minh Hưởng ngủ kế bên cũng bị anh làm giật mình tỉnh giấc. Thấy gương mặt Đông Anh tái đi, em lo lắng hỏi thăm.
- Cậu ba có sao không?
Anh lắc đầu, mất vài giây sau mới định hình được vừa nãy chỉ là mơ.
Mọi chuyện đã qua rồi, không có gì phải sợ cả.
Năm thứ ba sau giải phóng, chiến tranh dù đã kết thúc nhưng những đau thương mất mát ngày cũ vẫn còn đó. Hình ảnh chiến trường đẫm máu, những trận du kích nảy lửa hẳn là thứ hằn sâu trong tâm trí người lính. Ta còn lại gì khi những kí ức buồn đau ấy cứ bám víu mãi không tha.
Để tránh không gặp lại cơn ác mộng đấy, Đông Anh quyết định thức luôn cho lành, đêm hôm mò ra ngoài nhà, pha ly cafe đen uống cho tỉnh.
Trời khuya thanh mát, ánh trăng rọi xuống mặt sông gợn sóng, không khí tĩnh lặng đến đáng sợ, Đông Anh ngồi trên cầu tre, nhâm nhi ly cafe nóng hổi, vị đăng đắng không khác duyên tình anh là bao.
- Cậu ba đừng chờ nữa...
Giọng nói non nớt này, Đông Anh thừa biết là thằng cháu của mình. Anh như bỏ ngoài tai lời Minh Hưởng, điềm đạm nấc thêm ngụm cafe, ngó qua chỗ Minh Hưởng đang đứng.
- Khuya rồi. Sao bây không đi ngủ? Mai còn lên trường học nữa.
- Thì hồi nãy nhờ cậu, con có ngủ được đâu.
- Còn trả treo, vô nhà ngủ liền.
- Dạ...
Minh Hưởng vô lực lắc đầu, ngoan ngoãn trở lại vào trong. Em ngồi xuống giường, liếc nhìn đồng hồ, đã 3h sáng, lỡ dậy rồi, ngủ lại cũng khó. Rảnh rỗi xin nông nổi, Minh Hưởng tò mò lục tìm mấy món kỉ vật trong hòm gỗ, phủi nhẹ lớp bụi bám trên đấy, hiện lên trước mắt em là những bức ảnh cũ kĩ. Em lật từng quyển ra xem, trong đó có hình ông bà lúc trẻ, hình gia đình lúc còn đủ người, mấy tấm ảnh kỉ niệm hồi bé của cậu ba. Bỗng ánh mắt em dao động khi nhìn thấy bức hình ba với mẹ chụp chung, nước mắt chưa kịp rơi em phải lấy tay gạt đi vì sợ làm ướt hình. Em thở dài cất chúng lại chỗ cũ, đôi mắt phút chốc bị thu hút bởi quyển sổ đặt ở góc phòng, sự hiếu kì thôi thúc em mở ra xem.
Năm 1966, tôi 18 tuổi gặp em 17 tuổi tại quân doanh. Thuở ấy, em nhiệt huyết bảo muốn ra chiến trường, muốn cùng anh chiếu đấu, cùng anh bảo vệ đất nước, bảo vệ mọi người. Ngay từ lần đấy, kẻ nhát gan như tôi đã bị em lay động.
Năm 1967, em nhập ngũ, không ngờ ta lại chung một tiểu đội. Cậu nhóc ngày đó mà tôi gọi là "bé con" nay gọi là "đồng chí". Thời gian đầu, em đã gặp khủng hoảng khi phải chứng kiến từng đồng đội lần lượt hi sinh. Tôi hiểu, tôi cảm thông cho em tiếc là tôi không giúp được gì. Dẫu vậy em vẫn không bao giờ chùn bước trước nòng súng kẻ thù. Có lần tôi hỏi em có sợ không? Em nói em sợ nhưng em vẫn muốn đánh. Em sợ mất nước, tôi cũng vậy, tôi sợ mất nước và sợ mất cả em. Tôi mất tất cả rồi, ba mẹ, anh chị em, tôi không muốn em rời xa tôi đâu.
Ngày 30/01/1968, cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân Mậu Thân, đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ". Đây có thể nói là thành công lớn đầu tiên của em và tôi với danh nghĩa là một người lính. Em vui mừng bao nhiêu trong lòng tôi lại bất an bấy nhiêu. Từ ngày đó, ta trở nên thân thiết hơn, ta chia sẻ với nhau mọi thứ từ miếng cơm manh áo, cho đến việc thực hiện ước mơ của bản thân khi chiến tranh kết thúc. Tôi không cần ước mơ em ạ, khát vọng lớn nhất của tôi ngay lúc này là hoà bình, để ta có thể bình yên bên nhau.
Năm 1972, tôi bị thương rất nặng có lẽ là sắp không qua khỏi, tôi ra hiệu cho mọi người rút lui vì biết bản thân chẳng còn hy vọng nào để sống. Trong khi từng người ai cũng rời bỏ tôi thì chỉ mỗi mình em ở lại, mặc dù vết thương của em khi ấy còn đường cứu chữa. Em nói em không thể bỏ tôi lại, em nói có chết thì ta cùng nhau chết. Và may mắn thay, một phép màu thần kì nào đó đã cứu hai ta khỏi ranh giới sinh tử.
Năm 1975, ngày giải phóng đến rồi. Tôi có được hoà bình mà mình mong muốn nhưng không còn em ở đây nữa. Em giờ ở nơi đâu? Tôi còn điều muốn nói với em sao em nỡ biệt tâm biệt tích vậy? Tôi có sai không khi tôi đã yêu một nam nhân?
Tháng 9/1975, tôi trở về quê, không ngờ tới là việc tôi còn một đứa cháu. Tôi thấy có lỗi vì trước kia không thể làm tròn trách nhiệm với nó. Ba mẹ nó qua đời cả rồi, giờ chỉ còn mình tôi là người thân duy nhất của nó. À mà...nó tên là Hưởng.
Năm 1976, Hưởng à...gái theo cậu nhiều thật nhưng cậu mày sẽ không lấy vợ, trong tim này đã có hình bóng người khác rồi, mong bây hiểu cho cậu. Cậu cũng không muốn bây không quen ở chung với phụ nữ lạ. Cậu thà ở vậy nuôi bây cho rồi.
Năm 1977, Hưởng à...cậu hi vọng mai sau bây không đi trên vết xe đổ của cậu...cậu thương bây nhiều. Tôi cũng thương em nhiều, Hiền ạ.
Năm 1978, Hưởng à...cậu mày không thể quên được em ấy, mày đừng có lôi cậu về nữa, để cậu yên đi.
BẠN ĐANG ĐỌC
: JAEDO : MÙA ĐAU THƯƠNG
FanficAuthor : QUẢN HUYỀN QUYÊN CÁT Couple : Hiền - Anh (chính), Thái - Hưởng. Bối cảnh : Việt Nam sau giải phóng. Năm 1975, ta tìm em nhưng chẳng thấy, ta chờ em... Năm 1978, ta tìm được em rồi...