Chương 112: Điểm Mù Nhận Thức?

32 3 0
                                    

ĐIỂM MÙ NHẬN THỨC - BẠN ĐÃ GẶP TÌNH HUỐNG NÀY CHƯA?

Bạn đang ngồi trong phòng khách xem tivi thì nghe tiếng vợ bạn gọi lớn, "Anh vào bếp lấy giùm em hũ muối được không?". "Anh không biết nó ở đâu", bạn trả lời. Cô ấy nói vọng lại, "Anh tìm xem. Nó nằm ở đâu đó thôi".

Một cách miễn cưỡng, bạn đứng dậy và đi vào nhà bếp lẩm bẩm một mình, "Mình không biết hũ muối ở đâu, làm sao mình tìm thấy nó được đây?". Chắc chắn là bạn nhìn quanh quất khắp nơi mà vẫn không thấy hũ muối. Bạn đành quay ra và nói: "Anh không tìm thấy hũ muối ở đâu cả".

Vợ bạn lại nói, "Anh tìm kỹ xem, nó ở đâu đó thôi mà". Bạn nhìn lên, nhìn xuống mà vẫn không thấy hũ muối. Cuối cùng, vợ bạn bước vào bếp, với lấy hũ muối ngay trước mũi bạn và nói, "Thế đây là cái gì? Mắt anh để ở đâu đấy?".

Tại sao việc này xảy ra? Theo ngành tâm lý học, hiện tượng này được gọi là điểm mù tri giác. Đây là một trong những ví dụ phổ biến nhất về việc niềm tin xoá bỏ những gì bạn nhận thức. Nếu bạn liên tục thuyết phục bản thân rằng bạn không thể nào tìm thấy hũ muối, não của bạn sẽ xoá hình ảnh hũ muối bên trong não, cho dù mắt bạn vẫn nhìn thấy hũ muối sờ sờ ngay đó.

Đây là ví dụ cho vấn đề mà tôi chia sẻ: điểm mù và ảnh hưởng của nó. Sở dĩ chúng ta không tìm thấy cái lỗ hổng đen ấy là do sự tưởng tượng của chúng ta gắn với bối cảnh xung quanh đã điền nốt vào điểm mù. Từ đó, nhận thức về điểm mù có thể đúng, có thể sai.

TRONG TÂM LÝ KINH TẾ, MỘT SỐ BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP CỦA ĐIỂM MÙ:

1) OVERCONFIDENCE ( SỰ QUÁ TỰ TIN )

Điều này thể hiện qua sự tin tưởng rằng chúng ta thông minh hơn hoặc có khả năng hơn thực tế mà chúng ta có. Ví dụ: có đến 82% người nói rằng họ thuộc 30% những người lái xe an toàn nhất, hoặc họ chắc chắn đến 90% rằng họ biết rõ điều đó mặc dù họ chỉ thực tế biết khoảng dưới 70%.

2) SELECTIVE MEMORY ( TRÍ NHỚ CHỌN LỌC )

Con người thường né tránh khi nhớ về những sai lầm hoặc kinh nghiệm thất bại trong quá khứ mặc dù chính mình đã gây nên.

3) SELF - HANDICAPPING ( TỰ CẢN TRỞ MÌNH - ĐỐI LẬP VỚI OVERCONFIDENCE )

Self-Handicapping xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những lý do có thể đúng hoặc không đúng. Khi chúng ta cảm thấy không tốt để bắt đầu một buổi trình bày thì chắn chắn buối trình bày đó sẽ không tốt.

4) LOSS AVERSION ( ÁM ẢNH THUA LỖ )

Nhiều nhà đầu tư cảm thấy ám ảnh khi một khoản đầu tư thua lỗ mặc dù phần còn lại của danh mục là an toàn. Loss aversion khiến nhà đầu tư không dám thực hiện đầu tư.

5) ANCHORING ( MỎ NEO )

Khi chúng ta hỏi một cư dân của TP.HCM về dân số của Hà Nội, họ có xu hướng dùng con số dân cư của TP.HCM họ biết và điều chỉnh xuống và áp cho dân số của Hà Nội. Như vậy là không đúng. Khi dự báo một điều không rõ, chúng ta có xu hướng dính chặt với những gì chúng ta biết.

6) SUNK COSTS ( CHI PHÍ CHÌM )

Chúng ta bỏ 100 đồng để mua một vé xem kịch và cảm thấy vở kịch này thật kinh khủng. Nhưng vì chính mình bỏ tiền ra mua vé, nên chúng ta có xu hướng xem đến hết vở kịch. Song nếu vé xem kịch được cho bởi một người khác thì chúng ta dễ dàng quyết định ra về giữa chừng.

7) CONFIRMATION BIAS ( XU HƯỚNG KHẲNG ĐỊNH - BẢO THỦ )

Khi sở hữu một chiếc xe Honda, ta có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ nó hơn là những thông tin đối lập.

8) MENTAL ACCOUNTING

Khi chơi bài roulette với 100 đồng và bất ngờ thắng 200 đồng, chúng ta có xu hướng sẽ chơi tiếp với 200 đồng này vì đó không phải là tiền của chúng ta. Việc ta không phải cực nhọc kiếm 200 đồng đó dễ dàng khiến ta đồng ý với việc đánh rủi ro với nó.

9) RECENCY BIAS

Là suy nghĩ cho rằng những xu hướng hoặc mô hình trong quá khứ gần sẽ lặp lại hoặc tiếp tục trong tương lai do vậy, những hành động trong tương lai sẽ dựa trên những nhận thức của quá khứ.

Tổng Hợp Những Điều Bổ Ích (Full)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ