II. CHỨNG KIẾN VÀ CHỨNG MINH

8 1 0
                                    

Các nhà khoa học đã tinh tế chứng kiến những nguyên lý của thiên nhiên, suy diễn thành những định lý và áp dụng vào đời sống con người được hiệu quả gấp vạn lần hơn trước. Tôi không nói là hiệu quả lợi hay hại vì Đạo Đức chưa được kết hợp vào đấy. Khoa học luôn luôn bắt đầu bằng sự chứng kiến, chứng kiến những nguyên lý khách quan có sẵn và phát triển thành những định lý được chứng minh. Như vậy nguyên lý là do chứng kiến và định lý là do chứng minh.

- Ví dụ người ta đã chứng kiến được nguyên lý Bảo toàn động lượng và chứng minh được vấn đề có thể di chuyển ngoài lớp khí quyển. Tuy nhiên nếu những nguyên lý khách quan chưa được chứng kiến đầy đủ thì chúng ta đừng đòi hỏi chứng minh những định lý khác. Căn bản là chứng kiến, nếu chưa có sự chứng kiến thì các việc khác bế tắc. Với những năng lực trí tuệ thông minh khác mọi người, các nhà khoa học đã chứng kiến những nguyên lý mà người thường không thấy được. Những người khác chỉ áp dụng những điều khám phá của khoa học vào đời sống của mình và được hiệu quả hơn. Nếu muốn tự mình chứng kiến khám phá các nguyên lý khoa học họ phải trải qua thời gian dài miệt mài học tập. Sau đây là một câu chuyện khoa học giả tưởng dí dỏm.

"Sau một thời gian khá lâu theo dõi quan sát những sinh hoạt của địa cầu, Zed cho điã bay trở về hành tinh mình với vận tốc vượt hơn vận tốc ánh sáng. Ở vận tốc này, mọi vật thể đều bị triệt tiêu về kích thước và khối lượng, nhưng không phải mất hẳn, chỉ cần cho một giao động đặc biệt là con tàu trở thành tàng hình và lao đi vượt khỏi vận tốc ánh sáng. Chỉ có phương pháp này, vũ trụ mới trở nên nhỏ bé lại. Tại hành tinh của mình, Zed đã trình bày mọi dữ kiện đã chứng kiến tại địa cầu cho hội đồng khoa học. Vì nơi hành tinh của Zed không có thực vật, không có cây cối nên đã có sự nghi ngờ xảy ra. Zed nói:

– Ở hành tinh đó (địa cầu) loài vật thông minh nhất đã lấy một hạt nhỏ như chiếc nút này, vùi xuống đất ẩm, vài ngày sau hạt nảy mầm thành một cây bé xíu, vài năm sau cây ấy lớn, lớn đến nổi có tàng che kín cả một khoảng đất rộng. Chúng gọi việc đó là trồng cây.

Những người khác hỏi lại:

– Tại sai một hạt nhỏ xíu lại biến thành cây quá lớn như vậy? Những sinh vật ấy có chứng minh sự kiện đó ra sao không? Nếu có anh hãy chứng minh cho chúng tôi biết tại sao một hạt nhỏ lại biến thành cái cây quá lớn như vậy?

Zed lúng túng vài giây rồi đáp:

– Loài vật ấy không có chứng minh về việc đó, từ ban sơ của hành tinh, sự việc này đã tự nhiên diễn tiến. Loài vật kia chỉ chứng kiến như một nguyên lý thông thường và áp dụng cho đời sống của chúng. Chúng chỉ chứng kiến chứ không chứng minh vì việc đó quá hiển nhiên và phổ biến, chúng không còn gì phải thắc mắc về điều đó. Cây cỏ mọc đầy cả đất liền và đáy biển, chúng không có chứng minh tại sao cây lại mọc vì đó là nguyên lý tự nhiên quá rõ rệt.

Luận về Nhân Quả - Thích Chân QuangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ