Không đọc cũng không biết người ta lý luận như vầy.
【 Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc"và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. 】
【 Theo văn bản của Hội đồng Liên minh Kỷ lục thế giới, Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) gồm 3.254 câu thơ lục bát, là kiệt tác văn học. Tác phẩm này chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua, đã được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch. 】
【 Truyện Kiều của Nguyễn Du có tên gọi chính thức là "Đoạn trường tân thanh" (tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột), được sáng tác dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh đời vua Gia Tĩnh của triều Minh ở Trung Quốc. 】
【 Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Tự Đức là vị vua triều Nguyễn đặc biệt mê Truyện Kiều. Ông đọc nhiều đến mức 2 lần phải sai người mang đóng lại cuốn sách do rách bìa. 】
【 Trong Lời đầu sách ở Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết:
"Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học VN, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc... Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ-Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói là gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của của văn hóa nước ta thời trước".
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là "chuyên gia Truyện Kiều" đã có những trang văn nhận định thú vị: "Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó".
YOU ARE READING
Ma Đạo Hậu Trường
RandomNguồn: Lofter ----------------------- Lấy nguyên tác làm chủ, chán ghét donghua "Giang gia đại viện" Nghiêm trọng chủ nghĩa 1v1, duy ái Vong Tiện cả đời không đổi, Vong Tiện không hủy không nghịch. Ship cp/ tà đạo...