Thông tin ngắn.2

60 11 0
                                    


1. VUA LÊ, TRẠNG LƯỜNG - NỒI NÀO VUNG NẤY

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có không ít những cặp "minh quân - hiền thần" đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, chống giặc ngoại xâm. Hôm nay, chúng ta cùng gặp một cặp "minh quân - hiền thần" vô cùng nổi tiếng trong lịch sử. Quan hệ của hai người có lẽ còn hơn cả quân thần, có thể gọi là tri kỷ trời sinh, đó là Trạng Lường Lương Thế Vinh và Vua Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thánh Tông là vị vua quyết đoán, anh minh trong việc trị chính nhưng đồng thời cũng là một ông vua nghịch ngợm, thích đánh đố các quan. Lương Thế Vinh là vị trạng nguyên học rộng tài cao, phò tá đắc lực cho vua. Tuy hay bị vua đánh đố, trêu đùa nhưng ông cũng chả phải tay vừa mà là một dân chơi nghịch ngầm chính hiệu.

Tương truyền rằng, có một lần vua đi du ngoạn bằng thuyền cùng các quan lại theo hầu. Lê Thánh Tông biết Lương Thế Vinh thuở bé hay tắm sông hồ, bơi rất giỏi; Vua liền giả vờ say rượu rồi...đạp tòm Vinh rơi xuống sông, sau đó tiếp tục cho thuyền chèo đi chỗ khác. Không ngờ Lương Thế Vinh rơi xuống, liền lặn một hơi thật xa, rồi đến một chỗ vắng bơi lên bờ đánh một giấc ngon lành. Vua chờ mãi không thấy trạng trồi đầu lên. Mặt nước mênh mông không một cái sủi tăm. Bấy giờ mới hoảng hồn, vội cho quân lính nhảy xuống tìm vớt, nhưng cũng mãi chẳng thấy đâu.

Vua cảm thấy ân hận vì lối chơi đùa quá quắt của mình, thậm chí còn muốn khóc, thì tự nhiên thấy Lương Thế Vinh từ dưới nước ngoi lên nhe răng nhìn vua cười hề hề. Thấy trạng không sao, vua mừng lắm nhưng vẫn làm mặt nghiêm mà bảo: "Trẫm tưởng khanh ở dưới sông rất tốt, sao còn lên bờ?"

Trạng thoắt leo lên thuyền rồi tâu: "Thần ở dưới nước lâu là vì gặp được cụ Khuất Nguyên. Cụ hỏi thần xuống làm gì. Thần thưa dối là thần chán đời muốn chết. Nghe qua, cụ tròn xoe mắt mắng thần: 'Mi là thằng điên! Ta gặp Sở Hoài Vương và Khoảnh Tương Vương hôn quân vô đạo, mới phẫn uất trầm mình đáy sông Mịch La. Chứ mi gặp được bậc thánh quân minh đế, sao còn định vớ vẩn cái gì!' Thế rồi cụ đá thần một cái, thần mới về đây."

Lê Thánh Tông nghe xong mát dạ, thấy trạng không trách mình đùa lố mà còn nịnh khéo mình, liền cười lớn rồi thưởng cho vàng lụa, quan hệ vua tôi khắng khít hơn nữa.


2. NHÀ TRẦN - VỰA MUỐI SỬ VIỆT

Khi nói về sức mạnh của Đại Việt giúp làm lên chiến thắng oanh liệt trước giặc Nguyên-Mông hung bạo, danh tướng Trần Hưng Đạo cho rằng đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo thành sức mạnh đó, ông nói: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức".

Việc vua tôi nhà Trần gần gũi thân mật và tấu hài cùng nhau qua các đời vua là một minh chứng rõ nét cho một triều đình đoàn kết và không đặt nặng thái quá vấn đề lễ nghi như những triều đại khác. Một số câu chuyện ngắn dưới đây là những ví dụ điển hình cho đức tính giản dị, gần gũi và khá hài hước của vua nhà Trần với con cái cũng như bầy tôi. Các tư liệu được trích từ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư.


1. TRẦN THÁI TÔNG NHẬU VÀ MÚA HÁT CÙNG BÁ QUAN:

Tháng 3 năm Tân Hợi (1251), Trần Thái Tông ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi rượu say, vua hứng quá, bảo mọi người đứng cả dậy, dang tay mà múa hát tưng bừng. Ngự sử trung tướng (sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ cũng dang tay theo mọi người nhưng không hát được câu gì khác, chỉ nghêu ngao: "Sử quan hát thế thôi, sử quan hát thế thôi!"

Hey, you have a new announcement for todayNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ