Hãy nghĩ về những ký ức đầu tiên của bạn.Đó có phải là hình ảnh bạn chạy vòng quanh trong sân chơi, đến công viên giải trí, gặp anh chị em của bạn không? Bạn có thể tưởng tượng được đã có gì xảy ra không?
Nhiều khả năng là, ký ức này thực tế là do não bạn tự phát minh ra.Chúng ta không có máy thu hình gắn vào mắt chúng ta. Não chúng ta chịu trách nhiệm xây dựng những ký ức, và do đó những ký ức không nhất thiết phải phản ánh thực tế. Thay vào đó, chúng bị ảnh hưởng bởi những đức tin và thiên kiến đã tồn tại từ trước, chính những yếu tố đó đã biến ký ức trở thành thực tế mà não chấp nhận. Trước khi chúng ta đào sâu vào tư duy phản biện, chúng ta phải khám phá chi tiết bản chất của ký ức để có thể hiểu được cách não chúng ta xử lý những thông tin chúng ta nhớ và biết.
Phần trí nhớ mà chúng ta dùng nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày là trí nhớ ngắn hạn. Đây là thông tin mà chúng ta vừa xử lý gần đây, và chúng ta có thể ghi nhớ mà không phải cố gắng nhiều. Hành động ghi nhớ này chỉ là tạm thời. Chúng ta thường quên những thứ ký ức ngắn hạn sau một khoảng thời gian dài. Nghiên cứu cho thấy chúng ta chỉ có thể ghi nhớ khoảng bảy thứ khi dùng trí nhớ ngắn hạn, và chúng ta chỉ có thể nhớ nó trong khoảng một phút sau khi thông tin đó được xử lý. Điều này khiến chúng ta trông có vẻ như chả bao giờ dùng đến trí nhớ, nhưng thật ra nó lại rất quan trọng. Ví dụ, khi có ai đó nói chuyện với bạn, bạn cần nhớ những từ họ vừa nói trước đó để có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện của họ. Trí nhớ ngắn hạn cũng chịu trách nhiệm cho việc chúng ta quên mất đã để đồ ở đâu; nếu não bạn nghĩ về quá nhiều thứ, thì vị trí của món đồ bị mất sẽ bị đẩy ra khỏi ký ức ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn tiến hóa như vậy vì nó giúp chúng ta tập trung vào những thứ quan trọng,như là liệu hổ có ăn thịt chúng ta không, thay vì bị phân tâm bởi những cành cây mà chúng ta vừa giẫm vào. Trí nhớ ngắn hạn, như thiên kiến và cảm xúc, được thiết kế để giúp chúng ta sống sót trong hoang dã. 8
Vì trí nhớ ngắn hạn chiếm một phần rất nhỏ trong não chúng ta, chúng ta sẽ không thể nhớ hoàn chỉnh một ký ức giống như ở trí nhớ dài hạn.Thay vào đó, não chúng ta đưa ra những tín hiệu như những từ ngữ, hình ảnh và để chúng ta tự đoán phần còn lại. Vì mô hình trí nhớ này là rất có hạn và ngắn hạn, chúng ta phải cố gắng duy trì bất kỳ thông tin nào chúng ta muốn ghi nhớ lâu dài. Nỗ lực này có thể ở dưới dạng lặp lại thông tin, hoặc chia nhỏ thông tin thành những phần nhỏ, đơn giản hơn.Bạn cũng có thể bắt đầu một quá trình liên kết như một "cung điện ký ức". Cung điện ký ức là phương tiện ghi nhớ mà bạn có thể xây dựng một ngôi nhà tưởng tượng, và bạn đặt những thứ bạn muốn nhớ ở những phòng khác nhau để bạn có thể tạo ra liên kết giữa những hình ảnh nhất định và những ký ức khác. Động lực để bạn nhớ một thứ cũng có thể giúp bạn ghi nhớ - nếu bạn đang có một kỳ nghỉ tuyệt vời và bạn tự nói với mình, "Mình muốn ghi nhớ điều này", bạn chắc chắn sẽ nhớ đấy!
Một khi bạn đã hoàn thành quá trình tập trung này, thông tin bạn tập trung vào sẽ chuyển sang trí nhớ dài hạn, từ đó bạn có thể ghi nhớ trong một khoảng thời gian lâu hơn. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn không nhớ nhiều thứ về tuổi thơ của mình, chắc chắn bạn sẽ nhớ rất rõ ngày tốt nghiệp trung học (cho dù đã 30 năm trôi qua). Thực tế, có rất nhiều tranh luận về việc liệu bạn có thực sự quên những ký ức, hay nó chỉ trở nên khó tìm trong não hơn theo thời gian. Trí nhớ dài hạn chủ yếu liên kết những ký ức với ý nghĩa và những ký ức khác, đó là cách vận hành cơ bản của trí nhớ. Tuy nhiên, cũng có một vài bằng chứng cho thấy não chúng ta liên kết ký ức với âm thanh, điều đó giải thích chúng ta ghi nhớ lời bài hát dễ hơn là nhớ những đoạn văn hay bài thơ.9