Người lái đò sông Đà

2K 12 1
                                    

Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng,  mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng". "Người lái đò sông Đà" có thể coi là một minh chứng sinh động cho nhận xét trên. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, lại đam mê kiếm tìm cái đẹp, ông viết về cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi và sông, về cỏ cây trên một vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng.

Nhắc đến “Người lái đò sông Đà” ta không thể không nhắc đến nhân tố ngôn ngữ làm nên nét đặc sắc, cuốn hút vô cùng với người đọc bằng tài năng sử dụng ngôn từ tài hoa của nghệ sĩ ngôn ngữ bậc thầy Nguyễn Tuân. Ngôn ngữ nhân dân là “tiếng nói nguyên liệu” còn ngôn ngữ văn học là “tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện”. - M go ro ki. Là bậc thầy về ngôn từ và là một trong những cây bút có sức sáng tạo độc đáo nhất của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự tài hoa, uyên bác, cá tính riêng trong phong cách sáng tác trong những tác phẩm của mình. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. “ Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Qua tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã có phát hiện mới mẻ về vẻ đẹp của con sông Tây Bắc, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp lao động tài ba của người lao động mà cụ thể ở đây là hình tượng người lái đò mưu sinh trên sông.

Tùy bút “ Người lái đò sông đà” được sáng tác sau chuyến đi thực tế gian nan nhưng cũng đầy hào hứng nơi Tây Bắc xa côi của Nguyễn Tuân . Bài tùy bút được in trong tập “ Sông Đà” xuất bản năm 1960 - giai đoạn miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa . Tây Bắc là nơi có biết bao nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình để thực hiện quá trình lột xác văn học và phải nói “ Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm xuất sắc nhất giai đoạn này.

Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét “... Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm...”. Quả đúng là như vậy, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêu tả cái đẹp của thiên nhiên, con người bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Ấy vậy mà hình ảnh con sông Đà hiện lên trong văn của ông thật hùng vĩ, hung bạo nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng. Trước hết sự hung bạo của con sông Tây Bắc được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế với ngôn từ độc đáo, sáng tạo.

Sông Đà hiện lên là một con sông hung bạo, dữ dằn, lắm thác nhiều gềnh, không chảy theo khuôn khổ nhất định như những con sông khác: “Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”. Trước hết tính cách hung bạo ấy được thể hiện ở chỗ vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông. Cái hẹp của lòng sông được tác giả miêu tả đầy chân thực “đúng ngọ mới có mặt trời”, chặt hẹp tới mức “chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách”, khiến cho người đi trên sông ngồi trên đò thấy mình “đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên tầng nhà thứ mấy”... Bằng sự so sánh vừa cụ thể vừa chính xác, nhà văn đã làm cho người đọc cảm nhận đầy thực tế sự nguy hiểm của con sông. Những câu văn miêu tả, liên tưởng đầy độc đáo ấy đã làm cho con sông Đà trở nên đẹp ở vẻ hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm. Vũ Quần Phương khi viết về sông Đà cũng từng nhắc tới những vách đá nơi đây:
Tôi đi với sông Đà
Bao lần rồi vẫn lạ
Tôi thuộc ngầm, thuộc đá
Tôi thuộc lũ,thuộc dòng

Văn 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ